10/01/2019 10:10:00 AM
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI HTGĐLS VIỆT NAM 2015
BỘ NỘI VỤ ─────
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ──────────────────── |
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 209 /QĐ-BNV
ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động với tôn chỉ, mục đích: Tập hợp đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả; tham gia hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, thu thập thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc chưa xác định được danh tính bằng giám định ADN; tham gia nghiên cứu và đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về các giải pháp thực hiện chế độ chính sách tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
Hội thành lập theo Quyết định số 1081/QĐ-BNV ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực và nguyên tắc tổ chức, hoạt động
a) Tự nguyện, tự quản.
b) Dân chủ, công khai, minh bạch.
c) Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
d) Không vì mục đích lợi nhuận.
đ) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 5. Quyền hạn
Điều 6. Nhiệm vụ
a)Tham gia thu thập, cung cấp thông tinvề mộ, hài cốt liệt sĩ với các cơ quan quản lý nhà nước; tư vấn trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin về mộ, hài cốt liệt sĩ, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các gia đình liệt sĩ;
b)Hỗ trợ gia đình liệt sĩ xét nghiệm ADN để xác định danh tính liệt sĩ;
c)Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ truyền thống cách mạng, đạo lý“uống nước nhớ nguồn”, tri ân liệt sĩ, gia đình liệt sĩ;
d)Vận động các gia đình và thân nhân liệt sĩ tương thân tương ái, giúp nhau khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
5. Hòa giải tranh chấp nội bộ Hội; giải quyết việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội theo quy định Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
6. Xây dựng và ban hànhquy tắc đạo đứctrong hoạt động của hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 7. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức của Hội gồm:
a)Hội viên tổ chức:Pháp nhân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b)Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội,có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
2. Tiêu chuẩn hội viên
a) Đối với tổ chức: Pháp nhân Việt Namhoạt động có liên quan đến việc hỗ trợ gia đình liệt sĩ, liệt sĩ vàtích cực tham gia các hoạt động của Hội.
b) Đối với cá nhân: Công dân Việt Nam có điều kiện tích cực tham gia hoạt động của Hội; không đang trong thời gianbị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 8. Quyền của hội viên
Điều 9. Nghĩa vụ của hội viên
Điều 10. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra hội
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Hội
Điều 12. Đại hội Đại biểu (sau đây gọi tắt là Đại hội)
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Điều 13. Ban Chấp hành Hội
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội, việc thành lập pháp nhân thuộc Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 (hai) lần, có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội triệu tập khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành.
4. Ủy viên Ban Chấp hành Hội đương nhiên không còn là Ủy viên nếu thuộc một trong các trường hợp:
a) Không còn làđại diện của hội viên tổchức;
b) Không tham gia họp Ban Chấp hành Hội 02 (hai) lần liên tiếp mà không báo cáo Ban Chấp hành;
c) Hội viên bịchấm dứt tưcách theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Điều lệ nà
Điều 14. Ban Thường vụ Hội
a) Thay mặt Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Ban hành các Quy chế, quy định của Hội; Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật theo uỷ quyền của Ban Chấp hành Hội;
d) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp định kỳ 03 (ba) tháng một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Điều 15. Ban Kiểm tra Hội
a) Kiểm tra, giám sátviệc thực hiệnĐiều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
3.Ban Kiểm tra hoạt động theo Quy chế do Ban Kiểm tra ban hành phù hợp với Điều lệ Hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
Điều 16. Chủ tịch Hội
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoQuy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụHội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hộitheo quy định Điều lệHội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c)Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp củaBan Thường vụ;
d)Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
Điều 17. Phó Chủ tịch Hội
Điều 18. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội
Điều 19. Văn phòng, các ban, tổ chuyên môn; chi hội và tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội
1.Văn phòng,các ban, tổ chuyên môn
a)Tùy theo nhu cầu phát triển hoạt động của Hộivà trên cơ sở nghị quyết của Ban Chấp hành về cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội, Ban Thường vụ Hội quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng, các ban, tổ chuyên môn để tham mưu, giúp lãnh đạo Hội triển khai thực hiện các hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
b)Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp trưởng, cấp phó của Văn phòng, các ban, tổ chuyên môn thực hiện theo Quy chế của Hội.
2. Chi hội:Ở nhữngtổ chức, khu vực có từ 20 (hai mươi) hội viên trở lên có thể thành lập chi hội thuộc Hội. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức và hoạt động chi hội thuộc Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật. Chi hội do Hội thành lập không có tư cách pháp nhân, con dấu.
3. Các tổ chứccó tư cách pháp nhân thuộc Hội:
a) Khi cần thiết và trên cơ sở nghị quyết của Ban Chấp hành,BanThường vụ Hội quyết định việc thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội để thực hiện các nhiệm vụ của Hội;
b) Hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Việcgiải thể, sáp nhập, chia tách;quản lý và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh cấp trưởng, cấp phó tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Quy chế của Hội.
Điều 20. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể Hội
1. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhấtHội
a)Việc chia, tách;sáp nhập; hợp nhất Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và quy định của pháp luật có liên quan.
b)Trình tự, thủ tục, hồ sơ chia, tách; sáp nhập; hợp nhất Hội và việc giải quyết tài sản, tài chính khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất Hội thực hiện theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc đổi tên Hội do Đại hội quyết định và thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Giải thể Hội
a)Hội tự giải thể theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức củaHội hoặc theo quyết định của Đại hội.
b)Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
c)Trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thểHội, việc giải quyết tài sản, tài chính khi giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương V
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 21. Tài chính của Hội
a) Hội phí (mức hội phí do Đại hội thông qua);
b)Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
c)Tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d)Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);
đ) Các khoản thu hợp pháp khác;
a) Chi hỗ trợ gia đình liệt sĩ, thu thập thông tin, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo khả năng của Hội;
b) Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
c) Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
d) Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hộitheo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của phápluật;
đ) Các khoản chi hợp pháp khác.
Điều 22. Tài sản của Hội
Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 23. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
Chương VI
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 24. Khen thưởng
Điều 25. Kỷ luật
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chỉ có Đại hội Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Nguyễn Duy Thăng |