Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn tiếp tục thúc đẩy mở rộng mạng lưới kết nối giữa các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác giữa các trường, viện cơ sở nghiên cứu giữa 2 nước.
Ngày 09/12/202, tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp với UBND xã Nghĩa Lợi, xã Phúc Thắng tổ chức Lễ khởi công cải tạo nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Lợi – Phúc Thắng do Công ty Cổ phần THT HOLDINGS Việt Nam tài trợ.
BẠN CẦN BIẾT (PHẦN 70): DANH SÁCH 187 LIỆT SỸ QUÊ HƯƠNG THÁI BÌNH BIA MỘ THIẾU THÔNG TIN AN TÁNG TẠI MỘT SỐ NTLS
Hội viên Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, CCB Đào Thiện Sính đã cung cấp tới BBT thông tin 187 liệt sĩ quê Thái Bình được an táng tại một số NTLS trên bia mộ chưa đủ thông tin. Mong các gia đình có liệt sĩ trùng tên trong danh sách chưa rõ được an táng tại đâu, căn cứ giấy báo tử, hoặc bản trích lục hồ sơ liệt sỹ để đối chiếu lại. mọi thông tin cần làm rõ xin gọi vào số điện thoại cho cựu chiến binh Đào Thiện Sính – 0918793918, hoặc Hội HTGĐLS Việt Nam 36 Hoàng Diệu Ba Đình Hà Nội theo địa chỉ Email: bbttrianlietsi@gmail.com Mong niềm vui tìm được người thân đến với gia đình.
Chiến tranh loạn lạc em may mà trốn sang Việt Nam được người dân khu biển hồ – Play Ku cưu mang giúp đỡ – em biết thêm tiếng việt – em lớn lên bằng củ mì, trái bắp – ân tình ấy suốt đời không thể nào quên. Tôi khuyên em bây giờ đã là chánh văn phòng của phụ nữ tỉnh cần phải học và công tác thật tốt xứng đáng với xương máu của quân tình nguyện Việt Nam. Tôi đã xếp lịch dạy chữ Việt cho Na vào những buổi tối và cả vào chủ nhật hàng tuần. Hơn một tháng em tiếp thu khá nhanh nhưng hay nũng nịu, mộng mơ.
NTLS Dương Minh Châu đã được nâng cấp khu nhà tiếp khách, không còn xập xệ như 8 năm về trước. Đón chúng tôi là Quản Trang Trần Công Vũ, chúng tôi đến lễ đài thắp hương chung để tri ân hơn 2500 LS ở đây. Ngôi mộ LS Hà Văn Kiên tôi còn nhớ rõ số mộ: 12, khu sao 10. Bởi NTLS này nhiều lần tôi đã đến. Quản trang Vũ nói: Khi Bác Ngô Thức nghỉ hưu có nhắc chúng em đến ngôi mộ đặc biệt này.
Trong thế giới quan của người thi sĩ, “ánh trăng” không chỉ là một thứ ánh sáng lặng lẽ trong đêm mà còn là “ánh vàng” của cuộc đời, là tâm tư, cõi lòng của người nghệ sĩ.
Tự xa xưa, hình ảnh “ánh trăng” đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận với người nghệ sĩ ở thế giới văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Sẽ chẳng ngoa khi khẳng định trăng chính là “nàng thơ”, là bạn tình của người “phu chữ” từ xưa đến nay. Đó là mối tình tinh tế và lãng mạn mà ông Tơ đã dành cho họ.