TRANG CHỦ Chức năng nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ

by admin

Tên gọi và địa vị pháp lý. 

Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1081 QĐ-BNV ngày 17/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Đại hội lần thứ nhất tổ chức ngày 24/10/2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đại hội lần thứ hai   tổ chức ngày 24/10/2015 tại Hội trường Nhà khách Bộ Quốc phòng số 8 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội.

Đại hội lần thứ ba: tổ chức ngày 23/10/2020 tại nhà khách Bộ Quốc phòng, Thụy Khuê, Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Martyr Families Support Association 

Tên viết tắt tiếng Anh: VMFSA.

Trụ sở: số 36 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: 

Email: hhtgdlsvn@gmail.com         Website: http//www/trianlietsi.vn

Lãnh đạo Hội:

Chủ tịch : Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng.

Các Phó Chủ tịch:

– Ông Nguyễn Hữu Oanh,  Phó Chủ tịch Thường trực 

– Đại tá Phan Sỹ Thao, kiêm Tổng thư ký

– Trung tướng Trần Tấn Hùng

– Thiếu tướng  Trần Đình Hướng

– Ông Nguyễn Xuân Bình 

– Đại tá Trần Thế Tuyển 

Tôn chỉ: Tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng.

Mục đích: Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam là một tổ chức xã hội của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động với mục đích: hỗ trợ các gia đình liệ t sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phần giúp các gia đình liệt sĩ thu thập thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc chưa xác định được danh tính; tham gia khảo sát, nghiên cứu và đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách và các giải pháp thực hiện  chính sách về liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. 

Nguyên tắc, phạm vi hoạt động

Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, minh bạch; không vụ lợi; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và tuân thủ pháp luật Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng. Trụ sở chính của Hội đặt tại thành phố Hà Nội.

Biểu tượng:  Hai bàn tay đỡ tượng đài Tổ quốc ghi công  (Hình trên)

 

Quyền hạn của Hội

  1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Hội. 
  2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật. 
  3. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung.hoạt động của Hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội
  4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội, tham gia thực hiện các Chương trình, Đề án có liên quan tới liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
  5. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
  6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
  7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
  8. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật 

Nhiệm vụ của Hội: 

  1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. 
  2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm phát triển góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
  3. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
  4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:
  5. a) Tham gia thu thập, cung cấp thông tin về mộ, hài cốt liệt sĩ với các cơ quan quản lý nhà nước; tư vấn các thông tin về mộ, hài cốt liệt sĩ, việc thực hiện chế độ, chính sách với các gia đình liệt sĩ;
  6. b) Hỗ trợ gia đình liệt sĩ xét nghiệm ADN để xác định danh tính liệt sĩ;
  7. c) Tuyên truyến đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; tuyên truyền tôn chỉ mục đích và các hoạt động tri ân liệt sĩ của Hội. 
  8. d) Vận động các gia đình và thân nhân liệt sĩ tương thân tương ái, giúp nhau khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống. 
  9. Hòa giải tranh chấp nội bộ Hội; giải quyết việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến Hội theo quy định Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
  10. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội. 
  11. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
  12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Tổ chức của Hội:

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc.
  2. Ban Chấp hành Trung ương Hội.
  3. Ban Thường vụ Hội.  
  4. Ban Kiểm tra Hội.
  5. Văn phòng và các Ban chuyên môn.
  6. Các tổ chức Hội:
    1. Các Hội viên tổ chức.
    2. Các Chi hội: