Em vẩy nón chào thầy trong nắng
Thầy ngoái nhìn thầm lặng nhớ Chăn Thu
Tròn một năm mà cứ ngỡ hôm qua
Nay xa thật càng xao xuyến lạ
Em để lại cho thầy tấm lòng thơm thảo quá
Thầy nỗi niềm: hình em đã vào tim
Tôi rất tự hào thời kháng chiến gian lao là thầy giáo đeo quân hàm xanh của hơn 200 học viên thuở ấy. Ai cũng mến thầy nhưng có lẽ cô học trò Chăn Thu để tôi trân trọng thân thương nhất.
Ngày 19/7/1983:
Đoạn đường từ Stung Treng đến nơi nhà em chỉ có 150 km, tuy phải qua nhiều phà, thuyền và đường đi vô cùng khó khăn (thời Pol Pốt chúng phá đường thành những hố sâu để đề phòng quân đội Việt Nam) thầy có thể đi bộ, đi xe đạp đến với em như đã hẹn. Thế rồi công việc quá nhiều, ngày nối tiếp ngày, tháng trải dài theo tháng nên lời hứa ấy không thành sự thật.
Một lời hứa ấy để Chăn Thu đợi chờ khiến tôi đêm đêm khó ngủ. Đã khó ngủ lại càng nhớ em nhiều – mặc dù thầy và em chỉ là quan hệ tình thân yêu giữa thầy và trò. Nhưng sao thầy cứ trăn trở mãi không lý giải được mối tình giữa thầy và em.
Tôi bồi hồi nhớ lại những tháng ngày bên bờ sông nơi ấy có Chăn Thu – người học trò cũ mến thương sâu nặng ân tình
…..
Những ngày đầu ở Rạch Kiện nơi ngã ba sông, buổi tối tôi và đc Minh hay đi dạo trên bờ sông Mê kong để hưởng những cơn gió mát. Khu vực này dân cư ở trải dài theo bờ sông dài hơn 2km nhà nọ cách nhà kia độ 200-300 mét. Phía trước trồng xoài, dừa, phía sau trồng chuối và các loại rau.
Đang đi bỗng có tiếng động: Bộp, bộp, bộp… chắc là những trái xoài muộn rụng xuống. Tôi bảo Minh ở ngoài để tôi vào tìm mấy trái xoài . Thường những trái xoài rụng là những trái xoài ngon. Lấy đèn pin soi một trái, hai trái cầm trong tay và soi tiếp chợt nhìn thấy một người đứng sát vào góc xoài không động đậy, tôi giật mình: Xôm ót tố me (xin lỗi mẹ) – bà cười và dẫn tôi lên nhà sàn.
– Không sao đâu vào nhà chơi đi. Lên nhà nhìn thấy 2 em gái đang học, còn bà mang ra mẹt xoài và nói: bộ đội mang về cho anh em cùng ăn. Thấy tôi ngần ngại bà kêu: Chăn Thu à con mang xoài đến tặng mấy chú bộ đội nhé.
Tôi xin phép và cảm ơn cùng con gái bà bước xuống cầu thang thì Minh xuất hiện, cả ba đi ra khỏi ngõ.
Em về học đi ngày mai anh quay lại trả cái mẹt này
Không sao đâu khi nào trả cũng được. Chiều hôm sau tôi cầm mẹt đi trả tới cầu thang tôi lên tiếng: Nhà có ai không? Gọi đến câu thứ 2 cô gái tối qua chạy ra .
Mời bộ đội lên nhà và cô đón lấy cái mẹt, Tôi quan sát ngôi nhà sàn gỗ đẹp, nhà rộng thênh thang. Chợt nhìn thấy mấy quyển sách, vở trên bàn, cho anh xem chút được không – Sách dạy học chữ Campuchia. Chăn Thu này: Em rất giỏi tiếng việt nhưng có biết chữ Việt Nam không? – Dạ không. – Có thích học chữ Việt không? Dạ có. Vậy em kiếm thêm vài bạn nữa anh dạy. Tiễn tôi đi một đoạn Chăn Thu nhắc lại cố gắn dạy chữ Việt Nam cho chúng em nhé. Về tới nhà tôi gặp anh Tư Đía, anh Tư Đía phấn khởi lắm, chú dạy anh đi vận động học sinh. Căn nhà Chăn Thu được bố mẹ tạo điều kiện thế là lớp học được tiến hành. Ban đầu chỉ có 3 chị em và sỹ số ngày một tăng thêm. Lớp học được tổ chức chiều chủ nhật hàng tuần và buổi tối từ 19h-22h. Tan học bao giờ tôi cũng về sau vì gia đình Thu bồi dưỡng mỗi tối các món ăn khác nhau, chè đậu, xôi, trái cây, bắp luộc.
Một hôm tôi và hai đồng chí đang kéo ống nước Chăn Thu dạy tới. Trưa nay thầy đến nhà (Au me pờ ôn lị dây) bố mẹ em nói chuyện. 10h30 công việc lấy nước xong tôi đến nhà Chăn Thu.
– Mời thầy lên nhà.
– Bố mẹ đâu?
– Chả là bố mẹ đi đám cưới 5-6 ngày nữa mới về.
Ở nhà chúng em sợ lắm – khi tan lớp thầy ngủ lại đây nhé. Em đã dọn phòng riêng để thầy nghỉ
Không được thầy về còn phải trực đêm hơn nữa không tiện
Sao lại không tiện. Chị em ngủ phòng riêng chốt ở bên trong thầy cứ thoải mái bên ngoài.
Buổi sáng chủ nhật tiếp theo chưa thấy bố mẹ lại nhà, Chăn Thu rủ tôi vào rẫy chở củi, trên đường về trời mưa to lắm, một tấm ni lông che cho 3 người, hở trước, hở sau. Chăn Tha (em gái) thầy và chị Thu che mưa em đánh bò vướng lắm. Tôi và Chăn Thu ngồi sát vào nhau che tấm ni lông vẫn ướt. Hơi nóng từ em tỏa ra ấm lạ.
Thầy xuống để bò đỡ nặng.
Chăn Thu cũng bước xuống xe, hai thầy trò nắm tay nhau đi dưới làn mưa chạy theo bánh xe bò. Về tới nhà tôi và em gái xếp củi vào chòi – Còn Chăn Thu chạy lên nhà sàn.
…Xếp xong củi rồi, thầy về luôn nhé.
Chăn Thu: Thầy ơi chờ em chút đã, Từ cầu thang chạy xuống, em mặc bộ rực rỡ giống người dân tộc Lào, váy hoa xanh, áo trắng ngắn tay vai hở càng tôn lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có – Thầy ơi khăn đây thầy ra chum nước dưới gốc dừa kia tắm, lên nhà em lấy quần áo của bố để thầy mặc tạm.
Tôi mặc bộ quần áo của bố em hơi chật nhưng không sao – Chăn Thu lấy khăn rằn mới quàng vào cổ tôi vừa nói: Thầy có giống người Campuchia hay người Lào đây – ô đẹp quá. Và em cứ sửa đi sửa lại, càng làm mùi thơm em gội đầu bằng nước lá hương nhu, cây xả cứ tỏa ngát nơi anh.
Trong bữa cơm Thu giới thiệu món cá rô mùa này béo lắm, kho với nghệ vàng tươi, chút chao nên thật là ngon. Tôi ăn qua quéo cốt để cho hai em vui rồi cầm một bắp nướng thơm phức bước ra bàn học xem chữ các em viết chữ thế nào – Được đấy mới hơn 3 tháng nét chữ tròn trĩnh đầy đủ các dấu. Lật thêm vài trang tôi ngẩn người, Thu viết… Em yêu thầy giáo Sính lắm. – Thầy có yêu em không ạ.
Chương trình ngoại khóa của lớp tổ chức cho các em tát nước, song nước theo kiểu đồng bào miền Bắc và dùng gậy vạt nhọn để tỉa bắp tỉa lúa theo kiểu đồng bào Tây Nguyên.
Khi thu hoạch bắp lúa, đồng bào và các em học sinh cùng tham gia giúp đỡ bộ đội.
Sau khi thu hoạch xong lúa tôi bàn giao công việc cho đc Minh để đi nhận nhiệm vụ mới. Khi đi tôi chỉ thông báo với anh Tư Đía trước một giờ.
Trời gần sáng tôi đến nhà Chăn Thu đặt chiếc mũ cối và tờ giấy viết sẵn để ở bàn ngoài cổng. Tôi không dám vào nhà vì sợ gia đình Thu buồn. Rồi lặng lẽ bước đi:
Con Sính kính tặng Bố cái mũ cối này làm kỷ niệm. Mũ đã cùng con từ miền Bắc vượt Trường Sơn trong những ngày đạn bom, mưa nắng. Chúc cả nhà mạnh khỏe, hy vọng có ngày gặp lại. Chăn Thu cho thầy gửi lời chia tay các bạn học sinh đã cùng thầy có nhiều kỷ niệm thời gian qua, nhất là Chăn Thu mến thương nhất của thầy – Thầy trân trọng tình cảm của em.
Mặc dù tôi học môn văn rất giỏi, làm thơ cũng tương đối nhưng không biết dùng từ nào cho đẹp với cảnh sắc thiên nhiên và tấm lòng người dân nơi đây.
Tình dân, bến bãi, con đò
Tấm lòng rộng mở – bao giờ dám quên
Nụ cười ánh mắt trao nghiêng
Những em gái nhỏ của miền Mê kong
Xa rồi… nỗi nhớ không cùng
Dòng sông thơ mộng cánh đồng rừng cây
Nay xa đất ngọt, tình dày
Vương tơ gửi tặng tháng ngày mến thương
Dàm Bang, đêm 30/11/1971 – ĐTS
* Ở Capuchia người ta tôn trọng nhất 3 người thầy :
– Thầy sinh ra mình
– Thầy giáo
– Thầy thuốc