Được tin người bạn chiến đấu Mạc Văn Nghệ ở Tp.Nam Định bị tai biến, tôi lên tàu hoả từ Sài Gòn về thăm bạn. Khi tàu qua tỉnh Quảng Bình, chợt nhớ ra câu chuyện người LS Nguyễn Công Dương hy sinh ở Quảng Ngãi, chỉ sai tên Huyện mà 8 năm trôi qua chưa được xác định. Tàu SE8 dừng lại ga Phúc Trạch, Hương Khê. Tôi khoác balo xuống tàu. Ở gần ga Phúc Trạch có cháu Nguyễn Thị Thành gọi LS Dương là ông nội, Thành nhận ra tôi, ông, cháu nói chuyện:
– Thưa ông: Bố cháu đã vào NTLS Phổ Cường – Đức Phổ 2 lần – đã gặp phòng LĐTB Đức Phổ nhưng chưa có kết quả, buồn quá ông ạ.
– Ông đã nói với bố cháu là lên huyện Hương Sơn xin xác nhận là huyện Hương Sơn không có xã Hương Đô và cũng không có LS Nguyễn Công Dương. Tại NTLS xã Phổ Cường có ngôi mộ LS Nguyễn Công Dương, năm sinh 1929, hy sinh năm 1970, quê quán Hương Đô, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nhưng thực tế Hương Đô thuộc huyện Hương Khê chứ không phải huyện Hương Sơn. Chỉ vì sai tên Huyện mà 8 năm gia đình cháu Thành vẫn chưa được chấp thuận. Tôi đã hướng dẫn cụ thể nội dung tiếp theo, hy vọng thời gian tới LS Nguyễn Công Dương sẽ được điều chỉnh đúng huyện.
Khi chia tay cháu, tôi tặng Thành 2 bài thơ:
- Bài “Gặp lại tuổi hai mươi” nói về những cô gái thanh niên xung phong tuổi 20, sống và chiến đấu trên cung đường 15 thời chống Mỹ. Đã được vào tập thơ “Nghĩa tình đi cùng năm tháng” do Hội Nhà Văn xuất bản.
- Bài “Đất lành người thương”
Hỏi già, già mất còn đâu
Hỏi em, em đã từ lâu lấy chồng
Anh đi vượt núi, băng sông
Hôm nay trở lại cánh đồng Hương Đô
Chè xanh, xanh ngát đôi bờ
Lúa, ngô đang độ phất cờ lao xao
Ngàn sâu (1) nước vẫn tuông trào
Nghe câu ví giặm lận vào đời anh
Hương Khê sơn, thuỷ hữu tình
Vương lòng người lại đất lành – người thương
Ghi chú: Hương Khê có sông ngàn sâu.
Khi đọc xong hai bài thơ cháu Thành khen hay lắm nhất là câu kết của hai bài thơ càng tôn lên vẻ đẹp tình người của đất Hương Khê.
- Chúng mình có khoảng trời riêng
Hương Khê người cảnh thiêng liêng ngọt ngào
- Hương Khê sơn thuỷ hữu tình
Vương lòng người lại đất lành – người thương
“Ông ơi! Ông ký và ghi rõ họ tên để cháu zalo cho bạn bè gần xa chắc rằng các bạn của cháu cùng chung vui với tác phẩm của ông”.
Tàu SE8 cách TP.Nam Định 20 km, tôi điện cho ông Thường như đã hẹn, bước xuống sân ga tôi giơ tay vẫy vẫy, 5 người trong xe bước ra bắt tay tôi. Ông Thường nói: đây là ba chúng tao mày đã biết, còn đây là người thân của 2 LS Trần Văn Thuần và Đặng Văn Mong, tao giới thiệu và mày đã tìm thấy 2 phần mộ.
Một cuộc gặp mặt nồng ấm giữa những người bạn chiến đấu trải qua khói lửa chiến tranh, dù tuổi đã cao vẫn mày, tao, tớ, cậu và sự kính trọng của những người than hai gia đình LS làm không khí nhà ông Mạc Văn Nghệ đang bệnh nặng thêm phần ấm cúng. Sáng hôm sau 2 ô tô tiễn tôi đi, họ đã cho xe dạo quanh TP.Nam Định: Đây là bến Đò Quan năm xưa với bài hát: “Qua bến đò quan” mà Nghệ sỹ Bích Liên làm dậy sóng đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.
CCB Phạm Xuân Sách dẫn tôi đến NTLS xã Nghĩa An, giới thiệu 4 ngôi mộ:
- LS Hà Đình Phú, LS Phạm Xuân Nghinh, LS Phạm Xuân Học, LS Nguyễn Văn Dãng.
Tôi nói: LS Hà Đình Phú nay đang ở NTLS Bà Rịa Vũng Tàu, LS Phạm Xuân Học đang ở NTLS Đồi Ông Độ, Quảng Ngãi – LS Nguyễn Văn Dãng đang ở NTLS Bình Long. Còn LS Phạm Xuân Nghinh tôi chưa tìm thấy.
CCB Phạm Xuân Sách nét mặt hơi buồn: Hơn 300 ngôi mộ ở đây chỉ có 24 LS có hài cốt, còn lại xây cho mỗi LS 1 ngôi mộ tượng trưng đó thôi.
Khi đến NTLS Thị trấn Ninh Giang, tôi vào thắp hương cho LS Đặng Văn Tưởng – LS Đặng Văn Tưởng năm sinh 1949, hy sinh năm 1971, nằm ở NTLS tỉnh Bình Phước, trên bia mộ ghi: LS Đặng V. Cưng – 25 Thị trấn Hải Dương. Tôi nghiên cứu ngày xưa tỉnh Hải Dương có 4 thị trấn và tôi đã ghi thư gửi Hội CCB 4 thị trấn đó. Bà Đặng Thuý Lai là em LS Đặng Văn Tưởng gọi điện cho tôi – tôi hướng dẫn đường đi, gia đình vào xin được xác nhận AND, sau 6 tháng kết quả chính xác là LS Đặng Văn Tưởng, số nhà 25, phố Minh Khai, thị trấn Ninh Giang, Hải Dương.
(NTLS thị trấn Ninh Giang có thể gọi đặc biệt nhất ở nước ta). Bởi vì cái cổng khổng lồ – nhà tưởng niệm vĩ đại quá, tôi men theo bờ tường vào phía bên trong có 2 dãy mộ LS ép sát cạnh tường nhà dân. Bia mộ mờ nhạt, phần mộ ẩm mốc, cỏ mọc, tôi thắp hương tri ân các LS xong bước ra gặp 2 CCB bước vào (vì họ đeo huy hiệu CCB). Tôi hỏi họ đều có chung quan điểm là NTLS xây dựng như thế là vô lý, lẽ ra hai hàng mộ phải đặt sau cổng bước vào rồi mới đến nhà tưởng niệm. Ai dè đây là một công trình do một nhà tài trợ họ thiết kế không hợp lý. Đã được rất nhiều người đến đây đều không tán thành cách xây NTLS này.
CCB Đào Thiện Sính – 0918793918
(Còn tiếp phần sau)