Stung Treng trước đây gọi là Xieng teng, một bộ phận của đế quốc Khơ me, sau đó là Vương Quốc Lan Xang và Champa Sak của Lào.
Tỉnh này được chuyển về Campuchia thời Liên Bang Đông Dương
Đến với Stung Treng là những kỷ niệm thời chống Mỹ (1970-1975) lại ùa về trong tôi với các dòng sông có thác, có ghềnh với những ngày đi thuyền độc mộc nhờ các thiếu nữ 18-20 chèo thuyền trên dòng sông ấy.
Con thuyền độc mộc chèo khua
Em ngồi cầm lái để đưa qua dòng
Sê kong đạn xới, bom rung
Nhiều lần cứ tưởng vỡ tung con thuyền.
Stung Treng là những cánh rừng già chạy dài từ Chăm pa sak đổ xuống – từ Na ta ki ri tạt sang – dân cư ở đây sống thưa thớt với những căn nhà đơn sơ, nho nhỏ. Điều kiện kinh tế chậm phát triển, tự cung tự cấp, nghèo nàn – cơ sở hạ tầng giao thông chưa tốt – nhưng với tấm lòng của người dân luôn hướng theo những bước chân anh bộ đội Việt Nam – dẫu chỉ là nải chuối, trái dừa, trái mít nhưng cũng thể hiện sự yêu thương – gần gũi và luôn tin yêu những người lính Việt Nam chúng tôi.
Tôi đã được dự những cuộc gặp mặt với bà con đồng bào ở 6 huyện. Và cứ sau những lần giao ban lãnh đạo Huyện lại tổ chức văn nghệ giao lưu giữa bộ đội và dân (thời kỳ này bộ đội bám dân – vừa canh chừng Pol Pốt , dạy tiếng việt cho đồng bào, cũng như tất cả bộ đội Việt Nam đều học tiếng Khơ Me. Với tình thương mến thân họ coi bộ đội Việt Nam là niềm tin yêu đáng tin cậy nhất. Điệu múa Apsara là điệu múa chính của Campuchia đã ăn sâu vào trái tim người dân bản địa, giờ đây chúng tôi cũng học múa để cùng nhau vui lên trong những tháng năm gìn giữ yên bình cho bạn.
Một kỷ niệm ở huyện Tha La – chuyện là thế này, đoàn công tác của tỉnh xuống trụ sở huyện để làm việc nhìn thấy lãnh đạo huyện dân quân du kích của bạn đều ngủ ngon lành. Đồng chí Chi trưởng đoàn ra lệnh thu hết sung chuyển chỗ khác, sau đó gõ kẻng báo động nhưng họ đều say mê man. Tiếp theo là 3 phát sung chỉ thiên họ mới bật dậy, mắt nhắm, mắt mở kêu toáng lên: Pol pôt đến súng đâu súng đâu. Lúc này đoàn kiểm tra vào, chủ tịch huyện chạy tới xin lỗi các đồng chí chúng tôi say quá.
Đến với Stung Treng là những chuyến xe nghĩa tình của 2 tỉnh kết nghĩa Phú Khánh của Việt Nam – Chăm pa kăt của Lào mang đến cho họ gạo, nhu yếu phẩm dẫu rằng 2 tỉnh Chăm pa sak và Phú Khánh vẫn còn đang khó khăn. Nhưng đã nhường cơm sẻ áo cho đồng bào Stung Treng. Họ chịu nhiều thiếu thốn đau khổ nhiều năm. Nhân kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng Campuhchia 7/1/1979 – 7/1/1980 giao lưu văn nghệ 3 tỉnh lại vang lên trong ánh lửa đốt bằng củi với những lời biết ơn chí tình, chí nghĩa của nhân dân Campuchia đối với Việt Nam và Lào.
Việt Nam – Lào – Campuchia
Lào – Việt Nam – Khơ me Samaki
Chung dòng sông Mê kong
Khơ me Việt Lào chung tiếng ca
Chung điệu xòe hoa
Tay chung tay – lòng chung lòng
Chung một vầng trăng
Những năm dài chiến tranh
Ba nước anh em cùng một quyết tâm
Đánh đuổi giặc ngoại xâm
Đem yên vui về cho 3 dân tộc
(Trên đây là lời bài hát Việt – Lào – Campuchia)
Stung Treng là kỷ niệm một đập ngăn nước với sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên 3 tỉnh kết nghĩa. Con đập dài 2km chỉ dùng sức người lao động quên mình của 500 thanh niên Nam – Nữ trong hơn 6 tháng đã hoàn thành. Nhìn dòng nước đổ về con đập giữ lại tạo thành một cái hồ nhân tạo do bàn tay khối ốc, của tình thương mến thương mà giờ đây nguồn nước ấy đủ tưới cho 2000 hecta cây cối và người dân sinh hoạt. Đó là con đập Tuon Loan.
Tiếng còi đã vang lên giờ phút chia tay đã đến nhưng nhiều đôi Nam nữ vẫn còn đằm thắm lưu luyến ghi cho nhau những dòng tâm sự và địa chỉ của mình hẹn lại ngày gặp sau này. Trong phút chia tay ấy đầy nghĩa tình thắm đợm máu xương của 3 dân tộc cứ tạc vào lòng mỗi người chúng ta không thể nào quên.
Bạn từ Phú Khánh – Chăm pa Sak
Đến với Tung Treng 6 tháng rồi
Nay phải xa nhau lòng nhung nhớ
Phút chia tay sâu nặng tình đời
Đào Thiện Sính – 0918.793.918
Còn tiếp phần 3