Nữ chiến sĩ biệt động mưu trí, quả cảm
55 năm đã qua nhưng nữ chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt, nguyên cán bộ Đơn vị 159 Biệt động Sài Gòn (hiện ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) vẫn nhớ như in những trận đánh trong lòng địch, gây tiếng vang lớn, làm cho quân địch kinh hồn bạt vía…khối thuốc nổ và chiếc đồng hồ hẹn giờ giấu trong “bụng bầu”, bắt xe về thành phố để gặp “người yêu”. Cô đi qua các cổng gác, trạm kiểm soát như thường lệ mà không gặp trở ngại gì. Theo hiệp đồng, Chín E chuẩn bị một chiếc túi giống túi của sĩ quan cao cấp quân đội Mỹ, để trong nhà vệ sinh. Nguyệt tiếp cận, cho lượng thuốc nổ vào túi, rồi cài đặt đồng hồ hẹn giờ. Chiếc túi được nhân viên chuyển lên băng chuyền cùng hành lý của sĩ quan địch. “Hoàn thành nhiệm vụ trở về đơn vị, tôi vô cùng hồi hộp, đợi tin chiến thắng. Thế nhưng gần 1 giờ sau vẫn không thấy tin tức gì về vụ nổ. Khi tôi đang hoang mang thì vào lúc 15 giờ chiều 28-3, Đài BBC và nhiều phương tiện truyền thông loan tin, máy bay số hiệu FA007 cất cánh từ Sân bay Tân Sân Nhất đi San Francisco (Mỹ), khi quá cảnh tại Sân bay Honolunu (Mỹ) đã bị nổ tung khi máy bay vừa hạ cánh được 15 phút, gây nhiều thương vong. Sau này tôi mới biết, sở dĩ bom nổ chậm hơn là do đồng hồ hẹn giờ của ta lạc hậu, khi máy bay lên cao, thay đổi áp suất, đồng hồ bị ngưng hoạt động. Với chiến công này, tôi được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và được đồng đội tin yêu đặt cho tôi biệt danh “Chim sắt””, bà Nguyệt kể.
Lập nhiều chiến công, trung tuần tháng 5-1963, “Chim sắt” Thu Nguyệt lại được giao nhiệm vụ vận chuyển 40kg thuốc nổ TNT, cùng nụ xòe, dây cháy chậm từ xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi) vào thành phố, cùng đồng đội tổ chức đánh vào Hội nghị cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) họp tại nhà 606 đường Trần Hưng Đạo (quận 5, TP Hồ Chí Minh hiện nay), để bàn kế hoạch bình định miền Nam trong 18 tháng.
Qua điều nghiên, Lê Thị Thu Nguyệt chọn cung đường vận chuyển qua huyện Đức Hòa, tỉnh Long An theo tỉnh lộ 10 vào quận 6 Sài Gòn. Cô dùng thùng sắt giấu thuốc nổ phía dưới và đựng dầu ăn, đậu phộng ở phía trên. 7 giờ ngày 20-5-1963, Lê Thị Thu Nguyệt bắt xe ô tô về thành phố, trên xe có khoảng 40 hành khách. Đến trạm kiểm soát Đức Hòa, tốp lính gác yêu cầu kiểm tra người, hàng hóa. Bà Nguyệt nhớ lại: “Khi kiểm tra đến thùng hàng của tôi, chúng yêu cầu đổ hàng ra và chọc lưỡi lê vào thùng khiến tôi vô cùng căng thẳng. Tôi cúi xuống sẵn sàng giật nụ xòe, chấp nhận hy sinh, nhưng chợt nhớ đến mật lệnh cấp trên giao: “Dù hoàn cảnh nào cũng không để lộ mục tiêu, không để lọt vũ khí vào tay giặc và không để nhân dân bị thương vong”, nên tôi dừng lại và lên giọng: “Tôi là con gái Thiếu tướng Trần Tử Oai (quân đội nguỵ) đây. Ba tôi thích dùng dầu ăn, đậu phộng. Giờ các anh bắt đổ ra, chọc lưỡi lê vào như vậy làm sao ba tôi ăn nổi. Tôi sẽ nói với ba cho các anh đi Vùng 4 chiến thuật…”. Nghe vậy, tên trạm trưởng khoát tay ra lệnh dừng kiểm tra.
Có vũ khí, sáng 25-5-1963, Nguyệt cùng 3 chiến sĩ biệt động, gồm Bảy Hoàng, Sáu Nguyễn, Ba Đen tổ chức đánh sập nhà số 606, làm quân địch kinh hoàng, báo động toàn Sài Gòn. “Hoàn thành nhiệm vụ trở về tôi mới biết, vì nhiệm vụ đặc biệt, trước đó, đơn vị đã làm lễ truy điệu tôi”- bà Nguyệt nhớ lại.
Cuối năm 1963, bà bị địch bắt, tra tấn dã man, bị đày qua nhiều nhà tù. Đầu năm 1974, được trao trả tự do, bà tiếp tục tham gia chiến đấu đến ngày giải phóng. Năm 1976, bà chuyển công tác về quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh). Với nhiều chiến công xuất sắc, năm 2015, bà được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Về nghỉ hưu năm 1995, bà vẫn luôn tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức xây dựng khu phố văn minh, nghĩa tình.
Bài và ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN (QĐND)