Từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 04 tết Quý Mão, CCB Đào Thiện Sính dùng xe máy đến các “địa chỉ đỏ” ở Tp.HCM; ông đã gửi bài viết giàu cảm xúc tới Ban Biên tập. BBT trân trọng coi đây là nén “Tâm nhang” của Ông cùng Dân Tộc tri ân các anh hùng Liệt sĩ trong những ngày Xuân.
Điểm đầu tiên CCB Đào Thiện Sính đến là NTLS Quận 7
Ở số 510 Huỳnh Tấn Phát. Nơi đây NTLS vừa được nâng cấp, cải tạo, trong khuôn viên có tới 716 ngôi mộ, LS chống Pháp, LS chống Mỹ và LS thời chiến tranh biên giới Tây Nam. 300 ngôi mộ có đủ quê quán còn lại trên bia chỉ ghi tên tỉnh thiếu xã, thiếu huyện. 172 ngôi mộ chưa được xác định tên. Có lẽ LS đoàn Rừng Sác là nhiều nhất. 716 ngôi mộ hội tụ ở đây có đầy đủ những người con của 63 tỉnh thành trong cả nước. Họ đã cùng nhau chiến đấu và hy sinh cho Tổ Quốc hòa bình. NTLS Quận 7 là một trong hai NTLS đẹp nhất của Tp.HCM.
Điểm thứ hai là di tích lịch sử Gò Ô Môi
Di tích ở số 116, Đào Trí, P.Phú Thuận, Q.7. Trong khuôn viên rộng 800m2 với 3 ngôi mộ và một bia ghi chiến công vang dội của 3 chiến sỹ du kích xã Phú Thuận:
1 LS Nguyễn Văn Ba, năm sinh 1946
2 LS Lê Văn Sắn, năm sinh 1942
3 LS Hồ Văn Nhái, năm sinh 1951. LS Hồ Văn Nhái nhập ngũ mới 14 tuổi. Lúc hy sinh tròn 15 tuổi.
Xin được tóm tắt thành tích chiến đấu ngoan cường, anh dũng tuyệt vời của 3 du kích: 8 giờ sáng ngày 23/11/1966 Mỹ ngụy đưa một tiểu đoàn gồm 400 tên có xe tăng, máy bay tấn công vào căn cứ du kích ở Gò Ô Môi, lúc này ở căn cứ chỉ còn 3 chiến sỹ nhưng phải chống trả với 400 tên Mỹ ngụy, các anh đã chiến đấu vô cùng anh dũng tiêu diệt 1 xe tăng, 1 máy bay và 5 tên địch trong đó có 1 cố vấn Mỹ. Tương quan lực lượng giữa ta và địch là quá lớn nên 3 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh. Gò Ô Môi được Tp.HCM đã xếp hạng di tích lịch sử. Giờ đây là một điểm đến của nhân dân. Đặc biệt là CCB và thanh thiếu niên đến thắp hương. Đầu xuân này tôi đã gặp dòng người tắp nập đến tri ân các LS anh hùng. Hàng trăm chậu hoa cúc được đặt ở đây, hoa cúc vàng dưới nắng sớm mùa xuân vàng rực cả một vùng hoang vắng bên sông Nhà Bè. Thắp hương cho các chiến sỹ lòng tôi đầy khâm phục những người con bất tử.
Điểm thứ ba nhà bia tưởng niệm LS xã Phước Kiểng
Đến số 318 Phạm Hữu Lầu nằm cạnh sông Phước Long (một nhánh của sông Nhà Bè). Ranh giới Quận 7 và Huyện Nhà Bè nơi đây có nhà bia tưởng niệm 115 LS của địa phương và 20 chiến sỹ thuộc đoàn Rừng Sác. Tôi lặng nhìn lên bia mà lòng trào dâng tình thương yêu LS
Điểm thứ tư Đài LS Quận 4
Ở số 151 Trương Đình Hợi, Quận 4. Nơi tôn nghiêm ghi dòng chữ Tổ Quốc Ghi Công chính nơi đây là địa bàn đóng quân của lực lưỡng vũ trang từ thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ do Đảng Bộ quận 4 lãnh đạo. Đài LS Quận 4 nằm sát cầu Tân Thuận, dòng sông là ranh giới quận 4 và quận 7. Trong khuôn viên cây cối vươn cao có cỏ, hoa xen lẫn, người người ra vào tấp nập đến tri ân các LS đầu xuân.
Địa điểm thứ năm: Nhà bia tưởng niệm huyện Nhà Bè
Đến số 211 Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè nơi đây ghi danh sách của hơn 1000 LS, tôi nhìn đọc có đầy đủ LS quê miền Bắc, miền Trung, miền Nam hội tụ các anh hùng LS từ thời chống Pháp, chống Mỹ đã chiến đấu hy sinh cho vùng đất phía Nam của Tp.HCM. Nhà bia mới sửa chữa nâng cấp và đổi tên thành Nhà truyền thống huyện Nhà Bè.
Điểm thứ sáu: Đền thờ LS xã An Thới Đông
Từ đại lộ Rừng Sác đến cầu Q.5 rẽ phải tôi đến Đài tưởng niệm LS xã An Thới Đông, khung cảnh ở đây là cánh rừng tram, rừng đướt xanh bạt ngàn, xanh tít tới biển Cần Giờ. Đền Thờ LS An Thới Đông nổi lên màu ngói đỏ tươi tô thắm thêm cho cảnh đẹp vùng đất này. Nơi đây ghi danh 80 LS của quê hương và LS các tỉnh khác chiến đấu và hy sinh ở đây. Thắp hương cho các chiến sỹ tôi nhẩm đọc:
Đất nước mình có hàng vạn nghĩa trang liệt sỹ và bia chiến công
Máu đã chảy thành sông, xương đã cao thành núi
Thế hệ Hồ Chí Minh không chịu cúi
Hiên ngang giải phóng quê nhà
Những nghĩa trang liệt sỹ ở tận đảo xa
Những nghĩa trang nằm sâu biên giới
Chiến tranh lửa khói tàn khốc vô cùng
Đến các nghĩa trang xin ghi tạc vào lòng
Đồng đội ơi hy sinh nhiều quá.
Tên các anh sổ vàng còn ghi đầy đủ
Nhưng mộ phần không dòng chữ tên quê
Các anh vui cười thanh thản ra đi
Để rạng rỡ dáng hình Tổ Quốc.
(Thơ Đào Thiện Sính, trích trong bài “Khao khát”)
Tin, ảnh CCB Đào Thiện Sính