Cuối tháng 11 (dương) nhưng lại giữa những đêm trăng sáng đoàn chúng tôi đi khảo sắt căn cứ dự phòng do thủ trưởng Ba Bông dẫn đầu
Tôi và đc Giảng vào xóm Việt Kiều mượn thuyền ở Rạch Chông. Thuyền là phương tiện đánh bắt cá của đồng bào nhưng tình cảm với cách mạng họ đã đồng ý cho mượn 2 thuyền.
Khi trăng lên một con sào chúng tôi bí mật xuống thuyền lao nhanh trên con sông Mê kong tiến về phía Bắc khoảng 30 phút rẽ vào một cái rạch nhỏ cứ thế lao đi được một tiếng tới một cái hồ rộng mênh mông. Lúc đó trăng đã lên đỉnh đầu. Hồ nước trong vắt, ánh trăng vằng vặc soi hai thuyền bám nhau men theo bờ để giữ bí mật. Đi được một đoạn, 3 đc lên bờ.
Đi thêm 25 phút nữa, 3 đồng chí khác cũng lên bờ.
Đi tiếp 20 phút, tôi – đc Chất, đc Nghệ lên bờ. Chúng tôi mắc võng chăng mùng rồi lần lượt từng đc xuống tắm. Tôi bơi ra khoảng 50 mét lặn xuống: Trời ơi sao mà sâu thế. Chúng tôi phân ca trực cho đến sáng.
Ăn lương khô xong tôi lấy la bàn rồi cùng nhau bẻ cò (bẻ những cây cao độ 2 mét gặp xuống để làm dấu).
Theo hướng dẫn đi sâu vào độ 2km dừng lại để balo mắc tăng võng, một đc ở lại còn 2 người tỏ ra 2 hướng cũng tiếp tục bẻ đánh dấu. Sau 3 ngày công việc đã xong. Chúng tôi quay ra điểm hẹn, tôi báo cáo thủ trưởng Bông đã đủ điều kiện xây dựng căn cứ mới. Tuy nhiên có một gia đình người dân làm rẫy cách vị trí dự phòng khoảng 1km. Đc Bông nói, nếu động viên họ đi chỗ khác thì tốt đấy. Tôi nhận thêm 10 đc nữa và lương thực, thực phẩm. Rừng xanh bạt ngàn người dân ở đây có ý thức bảo vệ thiên nhiên rất tốt. Họ chỉ lấy những cây bị chết hoặc cành cây bị gãy làm củi. Sau khi làm lán, đào bếp Hoàng Cầm xong. Tôi ra chỗ người dân làm rẫy thương lượng với họ và họ đã đồng ý nhượng lại rẫy bắp cho chúng tôi với giá 1.600 Riên.
Lịch lấy gạo và thực phẩm là 10 ngày vào ban đêm. Đến ngày thứ 40 tất cả hầm chữ A, bếp ăn tập thể đã xong. Chúng tôi chờ đơn vị xuống kiểm tra. Những ngày qua sống và làm việc trong khu rừng này chúng tôi gài bẫy bắt được cả cheo cheo, gà rừng…Khu rừng này còn nguyên sơ, chim muông và các loài khỉ rất nhiều. Chờ đơn vị 10 ngày rồi mà không thấy đến, gạo và thực phẩm cũng cạn dần. Tôi cử cứ 3 đc 1 lượt đi câu cá vào ban đêm. Đồng thời ra rẫy lấy bắp về kèm thêm rau rừng nhiều loại. Tôi và 2 đc đi tuần tra vòng trong ra đến vòng ngoài. Khi tới rẫy tôi phát hiện có 2 người đang bẻ bắp.
– Xin chào anh chị, rẫy bắp này chúng tôi đã mua của anh chị rồi mà.
– Chúng em cứ tưởng bộ đội đã đi hết rồi, thôi chúng em trả lại.
– Chúng tôi bảo lỡ bẻ rồi lấy thêm cho đủ 2 gùi mang về gia đình ăn.
– Bộ đội Việt Nam tốt quá, chúng em cảm ơn. Mà bộ đội Việt Nam nói tiếng Campuchia giỏi thế.
– Tôi hỏi từ đây ra khu Phốt có xa không?
– Dạ đi bộ khoảng 3 giờ.
Tôi hỏi cậu thủ quỹ.
– Dạ tiền phụ cấp của 13 người mỗi người được 45 Riên nhân 3 tháng tổng cộng 1.755 Riên – đã trả cho chủ rẫy 1.600 còn lại 155 Riên nữa.
Mùa mưa đã kết thúc hơn nửa tháng, hồ nước cũng đã cạn dần nên chúng tôi đào giếng. Đồng bào các nơi vào đánh bắt cá rất đông. Tôi cử 2 đồng chí ra kéo lưới phụ và ngày nào cũng có cá mang về ăn với bắp và rau rừng.
20 ngày sau đơn vị mới cử người đến – lý do Thủ trưởng Bông và 2 đc biết đường đến đây đều bị thương. Nay đc đã khỏe chỉ đường chúng tôi đến đây xin lỗi 13 đc. Chúng tôi ở trong rừng sâu này muỗi độc rất nhiều nên ai cũng sốt rét nhưng với tinh thần đoàn kết sáng tạo, thương yêu nhau. Dù sốt lâu ngày nhưng đc Chiến vẫn cố gắng đảm nhiệm nấu cơm, lấy nước từ hồ về cho anh em. Đến khi sốt quá cao chúng tôi phải đưa đi bệnh xá B30 nhờ dân dẫn đường. Tôi cử đc Du ở lại giúp đỡ đc Chiến nhưng sau đó đc Chiến đã hy sinh. Đc Du về báo cáo lại.
Giờ đây cái bát đôi đũa của đc Chiến vẫn nguyên chỗ cũ, khi ăn cơm chúng tôi xới một bát đầy và nhắc đến đồng đội lòng chúng tôi rung rung nhớ bạn. Máy bay của Lon Lon hoạt động ở vùng này được gia tăng, chúng rà sát mặt hồ, mặt sông soi mói, thỉnh thoảng lại ném bom vào bìa rừng. Do đơn vị C1 bị thương, sốt rét và nhiều bệnh khác nên các chốt đều phải giảm biên chế chỉ để lại mỗi chốt 3 người. Nhưng được trang bị điện thoại, đấu nối tiếp 3 máy mỗi máy cách nhau 5-7 km. Tôi được phân công phụ trách chung. Khi về C bộ họp đại đội trưởng và chính trị viên hỏi về tình hình công việc và trao cho tôi dẫn đi bổ sung quân số cho tôi 19 đc đều là thương binh, bệnh binh nhẹ với mục đích để các đc được nghỉ ngơi. Trước lúc lên đường chính trị viên nói: Đơn vị sẽ thăng quân hàm sớm cho đc vì thời gian qua đc làm rất tốt.
Một buổi sáng chúng tôi đang tập thể dục có một người dân cưỡi ngựa vào trao cho tôi giấy triệu tập tôi đọc xong và lên ngựa cùng đi. Đến rồi mời bộ đội ngời chờ ở bàn kia – tôi thấy một người bước ra – Xôm lia ph thiên miên xa ây tê (xin lỗi chủ tịch có chuyện gì không ạ)
Nét mặt ông vẫn sầm sầm không nói – một người phụ nữ bước ra – dạ thưa bộ đội đây là chủ tịch ở xã này nhận được tin: bộ đội Việt Nam phá rừng lấy gỗ. Tôi là phiên dịch của chủ tịch.
– Đó là tin không chính xác xin mời chủ tịch và cán bộ chức năng cùng tôi đi vào kiểm tra, lúc này mặt ông chủ tịch bớt căng thẳng.
– Vậy chúng ta cùng đi luôn.
Tất cả đoàn cán bộ của bạn và tôi là 10 người đi bằng xe bò kéo
– Tới nơi rồi tôi nói chủ tịch chia làm 3 tốp để đi vào kiểm tra 3 nơi – tôi, chủ tịch và người phiên dịch ở lại chờ kết quả.
Chủ tịch: được tin tôi tức quá nên muốn làm cho ra chuyện ngay, ông lấy bản đồ của xã chỉ chỉ trỏ trỏ đứng lên ngồi xuống, tôi và phiên dịch nói những câu chuyện đời thường.
Khoảng 11 giờ 30, nhóm ra báo cáo họ trình bày đúng như tôi đã báo cáo: Chỉ có chặt tre – đủng đỉnh – lá trung quân để làm lán trại
– Vậy thì tại sao khu vực kia lại bị đốn hạ cây nhiều thế có cả máy cưa và rìu chặt.
– Chuyện này thì tôi biết: Anh em chúng tôi thường ra tắm đêm nên đã phát hiện những chiếc ca nô kia họ giả vờ đánh cá chứ thực tế là lấy gỗ chở đi.
Nét mặt chủ tịch lúc này tươi hẳn lên
Tôi tham mưu cho chủ tịch về kế hoạch tác chiến bắt những người phá rừng.
Thế rồi ngay đêm đó lực lưỡng của địa phương và có sự phối hợp của đơn vị tôi bắt được 4 ca nô và 15 người phá rừng. Thành tích này đã xua đi nỗi nghi ngờ của địa phương với bộ độ Việt Nam.
4 ngày sau chúng tôi được mời ra địa phương dự lễ mừng công bảo vệ rừng.
Đám củi đã được đốt lên sáng bừng, nhân dân đến dự rất đông quây quần bên đóng lửa để nhảy múa, tôi và chủ tịch ngồi chung một ghế ngay trước vòng đầu. Từ xa 2 thiếu nữ tới cúi chào và mời cùng múa. Tôi và chủ tịch mỗi người đi với một phụ nữ múa qua 3 vòng rồi chủ tịch nói tôi dừng lại: Mời “lục thom Sính về nhà tôi ướng rượu”. Trên đường đi về nhà khoảng 800 mét.
Tiệc đã bày sẵn, 2 em múa cùng chúng tôi có mặt tại đây.
Chủ tịch giới thiệu: đây là Phăn Đa là phiên dịch.
Đây là Khôn Pên – thư ký văn phòng
Tôi và Phăn Đa ngồi chung một ghế
Chủ tịch và nữ thư ký ngồi chung ghế bên kia. Có 4 người mà sao bày nhiều món thế, rượu cũng đủ các loại, chúng tôi rỉ rả uống, ăn, nói chuyện và tôi đã say lúc nào không biết. Nghe tiếng gõ tôi bật dậy trời đã 7h30.
Phăn Đa: Mời cậu rửa mặt, khăn đây, chậu nước kia sau đó vào ăn sáng.
– Tôi hỏi chủ tịch đâu?
– Ông còn đang ngủ kia với nữ thư ký
Bà xã ông không ghen sao?
À! Không ghen đâu, không ghen đâu.
Tôi quan sát ngôi nhà sàn toàn gỗ quý, sạch sẽ gọn gàng.
Bây giờ tôi phải về anh em ở nhà đang đợi.
Chủ tịch giao nhiệm vụ cho chị đưa cậu về, một con ngựa đã chờ sẵn ngoài ngõ.
Thế là lần hai được ngồi trên lưng ngựa. Phăn Đa: Cậu ngồi trước, chị ngồi sau. Đi được một đoạn, cậu vào nhà tôi một chút đã. Xuống ngựa tôi đi vào trong nhà không thấy có ai. Tôi hỏi: nhà vắng gia đình đi đâu hết rồi. Từ trong nhà bước ra một người đàn ông, chị giới thiệu ngay đây là chồng của chị bị khiếm thị ở với nhau 7 năm nhưng không có con, anh rất là hiền và tốt tính.
– Xin chào anh, tôi nắm chặt tay anh, anh cười vui vẻ
Trên đường về căn cứ chị kể với tôi nhiều chuyện vui buồn của cuộc đời. Chị là Phan Thị Đa ở đây người ta thường gọi Phăn Đa, chị sinh ra ở mảnh đất này.
– Xuống ngựa đi cậu, gùi trái cây, bánh, kẹo về cho anh em và cho chị gửi lời thăm hỏi anh em trong đơn vị nhé.
– Vậy tôi gửi lời cảm ơn tới chủ tịch và người nữ thư ký chị nhé.
Chị Phăn Đa (Phan Thị Đa) trong tác phẩm “NHỮNG ĐÊM TRĂNG SÁNG ĐI KHẢO SÁT CĂN CỨ DỰ PHÒNG” của tác giả Đào Thiện Sính lúc này bà Đa bước sang tuổi 55.
Bài và ảnh của Đào Thiện Sính – 0918.793.918
Kachiê, ngày 18/2/1972 – Đào Thiện Sính