Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
TRANG CHỦ NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANHKỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ Anh hùng liệt sĩ Võ Như Hưng
KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ

Anh hùng liệt sĩ Võ Như Hưng

by admin 07/01/2019
Viết bởi admin 07/01/2019
Anh hùng liệt sĩ Võ Như Hưng
Hoàng Liêm


  Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích), dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh.

   Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mới 10 tuổi Võ Như Hưng đã phải đi ở cho địa chủ. Gia đình ông là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần ông tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, ông mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, ông đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên… và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hòa bình lập lại (1954), ông tập kết ra Bắc. Năm 1960, ông tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc.

   Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, Võ Như Hưng bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nén đau ông vẫn cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa.

   Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành – một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam (cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét) Võ Như Hưng được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Bước vào chiến đấu, đại bộ phận quân ta đều rút ra vì nghe nhầm lệnh, riêng mũi của Võ Như Hưng vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, ông bình tĩnh tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận. Dù ít người, mũi của Võ Như Hưng vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn.

   Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây. Trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc” quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc”. Suốt ngày, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương.

   Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, ba người đã rút ra an toàn. Kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, Võ Như Hưng quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy. Ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, Võ Như Hưng đã đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn.

   Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa, Võ Như Hưng phát lệnh nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi.

   Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, Võ Như Hưng vẫn không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng.

   Võ Như Hưng là một cán bộ gương mẫu trong chiến đấu củng như trong học tập và công tác; sống thẳng thắn, trung thực, thật thà, hết lòng thương yêu đồng đội, được mọi người mến phục, tin yêu.

  Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

 

TIN BÀI LIÊN QUAN

Kỷ Niệm về liệt sỹ Phạm Văn Tư

07/05/2025

BỨC ẢNH THỜI CHIẾN

23/01/2025

KỶ NIỆM VỀ LS VŨ ĐỨC MÔ

19/06/2024

Tấm bia mộ dành cho… người còn sống!

07/06/2024

Những người nối nhịp cầu đưa kỷ vật...

05/04/2024

Cuốn nhật ký cháy bỏng tình yêu quê...

17/02/2024

Tôi đi tìm mộ chú

11/09/2023

HAI NGƯỜI CON GÁI CỦA LIỆT SỸ NGUYỄN...

06/07/2023

TRỌN TÌNH – VẸN NGHĨA

03/03/2023

ĐẦU NĂM ĐẾN VỚI NHỮNG ĐỊA CHỈ ĐỎ

30/01/2023

Đặc san tri ân

  • Đặc san tri ân – Số 3 năm 2023

  • Đặc san tri ân – số 4 năm 2024

  • Đặc san tri ân – số 5 năm 2024

  • Đặc san tri ân – số 1 năm 2025

LIÊN KẾT WEBSITE

 

BÀI ĐỌC NHIỀU

  • 1

    BẠN ĐỌC CHÚC MỪNG NĂM MỚI

    02/02/2024
  • 2

    Kỷ niệm trên hành trình giúp các gia đình tìm lại niềm vui

    24/02/2024
  • 3

    Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

    01/11/2022
  • 4

    Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

    01/11/2022
  • 5

    Nghĩa trang liệt sĩ Quốc Tế Anh Sơn

    01/11/2022
  • THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • NHỮNG KỶ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • VIDEOS

HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động số 144/GP-TTĐT Ngày 4-8-2011 của Cục quản lí Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông Tin – Truyền Thông.

 

Trụ sở : số 36 Hoàng Diệu, Ba Đình Hà Nội

Điện thoại : 069552214, 069553959, 02437349563

Fax: (04)37349562

Email: bbttrianlietsi@gmail.com

 

Người phụ trách: Phạm Minh Giang

Bài đọc nhiều

  • 1

    BẠN ĐỌC CHÚC MỪNG NĂM MỚI

    02/02/2024
  • 2

    Kỷ niệm trên hành trình giúp các gia đình tìm lại niềm vui

    24/02/2024
  • 3

    Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

    01/11/2022

Tiêu điểm

  • Bám sát phạm vi nội dung chất vấn, đề xuất giải pháp đột phá, sát thực tiễn, hiệu quả cao

    19/06/2025
  • Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Nghệ An kỷ niệm 11 năm thành lập

    19/06/2025
  • Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

    18/06/2025

@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam