Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • GIẢI TRÍ
TRANG CHỦ NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANHTẤM GƯƠNG LIỆT SĨ Ý chí Lang Sĩ Thủy
TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ

Ý chí Lang Sĩ Thủy

by admin 07/01/2019
Viết bởi admin 07/01/2019
Ý chí Lang Sĩ Thủy
ĐỨC CƯƠNG – NGUYỄN TÀI


 
Ngày 30-4, gọi điện chúc mừng Đại tá Trần Ngọc Long, người chỉ huy gan góc của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B), nổi tiếng trong Chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị,  tôi nghe giọng ông nghèn nghẹn: “Cậu viết gì đó về Lang Sỹ Thủy đi. Những ngày này, không hiểu sao mình cứ nhớ về Lang Sỹ Thủy khôn nguôi”.

Lang Sỹ Thủy quê ở Như Xuân (Thanh Hóa) là chiến sĩ trinh sát dưới quyền của Đại tá Trần Ngọc Long trong những ngày đêm rực lửa tại Quảng Trị năm 1972 và hy sinh anh dũng tại chốt thép Long Quang chỉ 4 ngày trước khi Hiệp định Pa-ri có hiệu lực. Từ ngày đất nước thống nhất, trong rất nhiều câu chuyện mà các cựu chiến binh Trung đoàn 48 kể cho lớp trẻ nghe hôm nay, bao giờ cũng không thiếu những điều liên quan đến Lang Sỹ Thủy. Ngày đó, chàng thanh niên ở vùng quê nghèo Thanh Hóa đã từ chối ở lại hậu phương, một mình đạp xe vào chiến trường để sát cánh cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.

Tháng 5-1972, khi đang là Tiểu đội trưởng, dẫn tiểu đội đi trinh sát chuẩn bị cho tiểu đoàn đánh vào Cồn Tiên (Quảng Trị), Lang Sỹ Thủy bị đạn súng máy của địch bắn trúng làm gãy cánh tay phải. Anh được chuyển về hậu phương điều trị và sau đó được phân công về công tác tại Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, nhưng anh tha thiết đề nghị được trở lại chiến đấu cùng đồng đội. Trước nhiệt huyết của người lính trẻ, chỉ huy đơn vị đồng ý cho anh trở lại chiến trường nhưng phải tự đi vì lúc đó không có đợt bổ sung quân nào.

Trước quyết định của cấp trên, Lang Sỹ Thủy rất vui, nhưng hành quân gần 600km để trở lại chiến trường bằng cách nào là câu hỏi mà anh chưa tìm được lời giải? Thế rồi, dù vết thương ở tay phải chưa lành hẳn, anh xin phép đơn vị trở về nhà chào tạm biệt bố mẹ và người vợ trẻ. Về tới nhà, anh chợt nghĩ ra một cách: Qua nhà chị gái (là bà Lang Thị Sang), mượn chiếc xe đạp Thống Nhất làm phương tiện trở lại chiến trường.

Đại tá Trần Ngọc Long kể: Hồi đó, xe đạp Thống Nhất là một tài sản quý, Lang Sỹ Thủy phải được cưng chiều lắm, thì chị gái mới cho mượn. Câu chuyện Thủy dùng xe đạp hành quân vào chiến trường, không chấp nhận cuộc sống yên vui nơi hậu phương, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, là những điều đẹp nhất mà tôi biết về chiến tranh.

Sau này, gia đình cùng chỉ huy đơn vị đã xác định được chính xác thời gian Lang Sỹ Thủy đạp xe vào chiến trường là từ ngày 26-8-1972, kết thúc vào ngày 17-9-1972. Đúng một ngày sau khi đại quân ta rút lui khỏi Thành cổ Quảng Trị, tiếp tục bảo vệ những vùng đất đã được giải phóng, Lang Sỹ Thủy đã đạp xe đến xóm Bầu, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh ghé vào một nhà dân ven đường (về sau xác định đó là nhà bà Cao Thị Hữu) để gửi lại chiếc xe đạp cùng lời nhắn: “Sau này, nếu còn sống, tôi sẽ quay lại xin xe. Nếu tôi không quay lại, người thân của tôi sẽ tìm đến địa chỉ này để xin lại xe”. Từ đó, Thủy hành quân bộ vào mặt trận.

Chiếc xe đạp của liệt sĩ Lang Sỹ Thủy hiện trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Ảnh tư liệu   

Sáng sớm 17-9-1972, Đại tá Trần Ngọc Long khi đó là Chủ nhiệm trinh sát của Trung đoàn 48, cùng một chiến sĩ nữa đang trên đường đi họp thì phát hiện có bóng người núp dưới lùm cây lúp xúp. Nghi là thám báo địch, anh Long cùng chiến sĩ đi cùng tìm cách bắt sống. Anh ném một hòn đất để nghi binh thì thấy Lang Sỹ Thủy bật dậy nhìn ngơ ngác. Quá ngạc nhiên, anh Long đứng dậy gọi tên Thủy. Hai anh em ôm chầm lấy nhau, xúc động. Trả lời thắc mắc của anh Long, vì sao được về tuyến sau từ lâu mà giờ này lại lang thang ở đây, Lang Sỹ Thủy thật thà:

– Em về quê rồi, nhớ lại những ngày cùng các anh sống mái với quân thù, ngủ không yên giấc. Em xin đơn vị quay lại chiến đấu cùng các anh.

Nghe Thủy thuật lại chuyện đạp xe gần 600km, trên đường đi liên tục bị bom pháo địch tấn công, mấy lần suýt chết trước khi vào được đến chiến trường, Trần Ngọc Long nghẹn ngào khôn tả. Mặt trận Quảng Trị khi đó đang được ví như chiếc “lò xay thịt”, đến mức “không một viên gạch nào ở Thành cổ còn nguyên vẹn”. Nhiều đơn vị, tỷ lệ thương vong lên quá nửa… nên sự xuất hiện của Lang Sỹ Thủy đúng là liều thuốc tinh thần cực kỳ quý giá để bộ đội củng cố quyết tâm chiến đấu. Trần Ngọc Long nắm tay Thủy, giọng anh chắc nịch:

– Quý lắm, Thủy ạ. Tớ sẽ đưa cậu trở lại Đại đội Trinh sát 20, nơi đang rất cần những lính chiến dạn dày kinh nghiệm.

Vậy là Lang Sỹ Thủy trở lại đội hình Đại đội Trinh sát của Trung đoàn 48. Trước khi bị thương, Thủy đã nổi tiếng là tiểu đội trưởng trinh sát kỳ khôi. Đồn địch nào anh cũng có thể bò đến. Không hàng rào thép gai nào cản được bước chân anh. Trong thời gian từ tháng 9-1972 đến cuối tháng 1-1973, Lang Sỹ Thủy cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc, đánh bại mọi cuộc hành quân của Mỹ-ngụy trong nỗ lực “tái chiếm Quảng Trị”. Đặc biệt, tại “chốt thép” Long Quang (Triệu Phong, Quảng Trị), đơn vị anh không chỉ giữ vững địa bàn mà còn liên tục nống lấn, mở rộng vùng giải phóng. Ngày 24-1-1973, còn 4 ngày nữa thì Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, Tiểu đội trưởng Lang Sỹ Thủy cùng một chiến sĩ nữa rời chốt tiền tiêu, lùi về phía sau xây dựng chốt dự bị để đề phòng các cuộc tấn công lấn đất, phá hoại Hiệp định Pa-ri của quân ngụy. Không ngờ, giữa lúc đang đào hầm, xây chốt, anh bị một quả pháo địch bắn trúng. Đồng đội chạy đến nhưng thi thể anh không còn nguyên vẹn…

Câu chuyện về tấm gương Lang Sỹ Thủy được Đại tá Trần Ngọc Long và đồng đội Trung đoàn 48 kể cho nhau nghe mỗi lần gặp mặt. Năm 2009, khi Tổng cục Chính trị chủ trương mở Cuộc vận động sưu tầm “Những kỷ vật kháng chiến” thì kỷ niệm cũ như trỗi dậy. Đại tá Trần Ngọc Long đã liên hệ với gia đình liệt sĩ Lang Sỹ Thủy và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để giới thiệu về chiếc xe đạp mà anh đã dùng để đi vào chiến trường. Gia đình liệt sĩ Lang Sỹ Thủy đã tặng lại Bảo tàng với niềm tin sâu sắc rằng: Câu chuyện của anh sẽ đến được với các bạn trẻ như một niềm tự hào về ý chí sắt đá bảo vệ quê hương của Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đại tá Trần Ngọc Long thì nói rằng: Ông muốn mọi người nhớ đến Lang Sỹ Thủy như một người lính “sẵn sàng sẻ chia sự sống” nhiều hơn.

Nguồn : qdnd.vn

 

TIN BÀI LIÊN QUAN

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA LIỆT SĨ LÊ...

31/07/2023

Kính tặng 12 nữ anh hùng LS hy...

01/02/2023

Huyền thoại về người phi công hy sinh...

25/10/2022

Ngã xuống để dân bình yên: Sự hy...

25/10/2022

Anh ngã xuống để bản làng bình yên

09/03/2019

Huyền thoại về người phi công hy sinh...

07/01/2019

Pò Hèn còn mãi khúc ca

07/01/2019

Sáng mãi tấm gương Anh hùng liệt sỹ...

07/01/2019

Anh hùng liệt sĩ Hoàng Kim Giao

07/01/2019

Cuộc đời Mạc Thị Bưởi- người nữ anh...

07/01/2019

Danh sách nghĩa trang

  • Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

  • Nghĩa trang liệt sĩ Quốc Tế Anh Sơn

  • Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

  • Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

  • Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

LIÊN KẾT WEBSITE

 

BÀI ĐỌC NHIỀU

  • 1

    Trường Đại học Y – Dược Đà Nẵng tìm thân nhân cho 2 mộ liệt sĩ.

    05/07/2023
  • 2

    QUẢNG NAM  : Ngày giỗ trận của 52 liệt sĩ Bệnh Xá C33 – fBB2 QK5, tại huyện Hiệp Đức – Quảng Nam. DÒNG TÊN ANH KHẮC VÀO ĐÁ NÚI .

    02/08/2023
  • 3

    Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn Bộ Binh 2 Qk5 cúng linh Nhà bia tưởng niệm 52 liệt sĩ bệnh xá C 33 Sư đoàn và 6 thanh niên xung phong thuộc Sư đoàn BB 2 tại Hiệp Đức.

    31/07/2023
  • 4

    Thân nhân các gia đình liệt sĩ chưa tìm thấy người thân cần biết (Phần VI)

    03/01/2023
  • 5

    Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hải Phòng Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tri ân các anh hùng liệt sĩ năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

    03/01/2023
  • Tin tức , sự kiên
  • Tin hoạt động Hội
  • Thông tin liệt sĩ
  • Những Kỷ niệm chiến tranh
  • Nhịp cầu bạn đọc
  • Giải trí
  • Videos

HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động số 144/GP-TTĐT Ngày 4-8-2011 của Cục quản lí Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông Tin – Truyền Thông.

 

Trụ sở : số 36 Hoàng Diệu, Ba Đình Hà Nội

Điện thoại : 069552214, 069553959, 02437349563

Fax: (04)37349562

Email: bbttrianlietsi@gmail.com

 

Người phụ trách: Phạm Minh Giang

Bài đọc nhiều

  • 1

    Trường Đại học Y – Dược Đà Nẵng tìm thân nhân cho 2 mộ liệt sĩ.

    05/07/2023
  • 2

    QUẢNG NAM  : Ngày giỗ trận của 52 liệt sĩ Bệnh Xá C33 – fBB2 QK5, tại huyện Hiệp Đức – Quảng Nam. DÒNG TÊN ANH KHẮC VÀO ĐÁ NÚI .

    02/08/2023
  • 3

    Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn Bộ Binh 2 Qk5 cúng linh Nhà bia tưởng niệm 52 liệt sĩ bệnh xá C 33 Sư đoàn và 6 thanh niên xung phong thuộc Sư đoàn BB 2 tại Hiệp Đức.

    31/07/2023

Tiêu điểm

  • Đà Nẵng : Lực lượng dân quân thường trực xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang tổ chức dâng hương và kể chuyện các anh hùng liệt sĩ của xã năm 2023.

    29/09/2023
  • Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông: Truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sĩ

    29/09/2023
  • Tháng 10 tập trung phát triển hội ở cơ sở

    29/09/2023

@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • GIẢI TRÍ
Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • GIẢI TRÍ
@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam