Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
TRANG CHỦ NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANHTẤM GƯƠNG LIỆT SĨ Câu chuyện bên hồ sen trên núi
TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ

Câu chuyện bên hồ sen trên núi

by admin 07/01/2019
Viết bởi admin 07/01/2019
Câu chuyện bên hồ sen trên núi
 

 

 

  •   
3s4u_10a
Ông Lường Văn Thước và Đại úy Lỳ Hừ Cà. Ảnh: Trương Thúy Hằng

Cống hiến đến tận cùng

Đó là ông Lường Văn Thước, năm nay đã 86 tuổi, dân tộc Tày, hiện ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ông lão dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn và dường như nắm được thuật chủ động, vừa trả lời câu hỏi của chúng tôi, vừa dẫn dắt câu chuyện của mình về lại những tháng năm đã lùi xa nửa đời người.

Ông nói: “Tôi và anh Thọ hồi ấy ở cùng đơn vị, nhưng anh em trong đồn đa số cắm bản “3 cùng” với dân, mỗi người một việc. Năm 1959, Đồn 5, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu chuyển đến đóng quân bên con suối Pam Pơi, vị trí của Đồn BP Leng Su Sìn, BĐBP tỉnh Điện Biên ngày nay. Ngoài cổng đồn có cây đa rất to, bọn tôi hay buộc trâu ở đó. Mấy con trâu dẫm và nhào chỗ đất quanh gốc đa thành cái đầm lầy ẩm ướt. Sau đó, các anh em về quê mang lên mấy gốc sen dặm xuống. Từ đó đến nay, sen cứ mọc loang rộng ra thành đầm sen như bây giờ. Lạ kỳ là ở trên núi cao, duy nhất có đầm sen này cứ tươi tốt quanh năm, cứ lụi tàn thì anh em lại cắt lá cho ra lứa mới”. Hiện nay, ngay bên cạnh hồ sen là cụm tượng đài anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ. Trong đó có một bức phù điêu đắp nổi dựng lại hình ảnh gắn bó của BĐBP và bà con người Hà Nhì ở đây. Đó là cả một kho ký ức.

Ông Thước nhìn ra vạt nắng ngoài sân và lần đầu tiên, ông kể về phút giây lâm chung của liệt sĩ Trần Văn Thọ. Ông Lường Văn Thước trầm ngâm hồi tưởng về người bạn cùng đơn vị: Hồi đó, anh em ăn, ngủ rải rác trong nhà dân, bộ đội bị sốt rét là chuyện cơm bữa. Trần Văn Thọ hồi đó là Tổ trưởng Tổ cơ sở (tương đương như Đội vận động quần chúng của đồn Biên phòng ngày nay) hầu hết thời gian ở cùng với bà con thực hiện nhiệm vụ kiểm soát địa bàn. Anh Thọ chịu thương chịu khó lắm. Việc gì cũng làm, lấy củi, làm nhà, làm vườn giúp dân, nghe thấy nhà nào có xảy ra cãi vã mâu thuẫn là tìm tới tận nơi, ở lại ăn cơm hôm sau mới về. Các bản Sen Thượng, Cha La Mừ, Khu Pì, Tả Ló San, Tả Long San, Leng Su Sìn đều hẻo lánh, biệt kích lén lút hoạt động, lôi kéo dân nên anh em Đồn 5 rất vất vả xuyên rừng, lội suối nắm tình hình địa bàn, đối tượng.

Tháng 3-1959, cả bản Sen Thượng làm ruộng và cấy lúa nước vì có bộ đội vận động làm và giúp. Vậy nên anh Thọ cứ ở Sen Thượng suốt. Hồi đó, anh hay ghé nhà để dạy học cho cô gái Hà Nhì Chu Chà Me. Chu Chà Me mồ côi cha sớm, nhà chỉ có 2 mẹ con, anh Thọ vận động bà Vừ Sèo Vảy cho con gái đi học văn hóa ở huyện. Như vậy, Trần Văn Thọ cũng không được gần gũi tiếp xúc nhiều với Chu Chà Me nhiều, vì hồi đó bà học ở huyện hiếm khi về nhà. Ngày Chủ nhật, anh Thọ sang bản Đoàn Kết và phát cơn sốt rét mới về tắt qua nhà của Chu Chà Me xin nghỉ lại. Ông Lường Văn Thước cùng anh em ở đồn nhận được tin báo, chuẩn bị cáng vào tới thì Trần Văn Thọ đã nguy kịch. Cơn sốt rét rừng cùng với lao lực nhiều tháng ngày khiến người cán bộ mẫn cán đổ gục. Anh nằm lịm trong nhà, không biết cả việc đồng đội dùng cáng khiêng mình qua dốc núi về tới đơn vị.

Ông Thước bảo, lời nói cuối cùng Trần Văn Thọ với đồng đội là “tôi sốt cao quá, ốm nặng rồi, chắc không qua được đâu”. Đồn lúc ấy vắng vẻ lắm, chỉ có đồn trưởng ở lại trực và anh nuôi. Chúng tôi loanh quanh chăm sóc cho Trần Văn Thọ, rồi anh ấy mất. “Tôi nhớ như in anh Thọ bảo với tôi rằng, anh ấy có một đôi giày ba ta trắng còn mới chưa đi và dặn khi nào mất thì mang đôi giày đó cho anh ấy. Chiều muộn ngày hôm đó, anh ấy đi. Như lời hứa, tôi vuốt mắt, đeo đôi giày ba ta đó cho Thọ, nhưng quần áo anh ấy cũ lắm. Đồn trưởng Phan Quang Tạo bảo tôi vào kho lấy bộ quần áo mới tinh ra mặc cho anh ấy để liệm. Hồi đó tôi có học được vài thuật phong thủy, cho nên cất công tìm cho anh Thọ một chỗ yên nghỉ trên quả đồi nhìn xuống thung lũng đang tiếp tục vỡ hoang để trồng lúa nước. Cả bản Leng Su Sìn đưa tang anh lên đồi. Năm 1988, khi bốc mộ, ngôi mộ của anh Trần Văn Thọ còn nguyên vẹn và giờ vẫn còn dấu vết ở đó” – Ông Thước hồi tưởng lại.

Những huyền thoại còn theo năm tháng

Về sau này, rất nhiều người tìm lật lại lịch sử, nuối tiếc cho mối tình không thành giữa Trần Văn Thọ và cô gái người Hà Nhì Chu Chà Me. Trước lúc anh Thọ mất, Chà Me mới 20 tuổi. Bà Vừ Sèo Vảy, mẹ của Chu Chà Me vì chồng đã mất sớm nên mọi tình thương yêu dồn vào cho cô con gái. Bà để cho Chu Chà Me ra trường nội trú Khu tự trị Thái Mèo để học xa nhà. Và không có bằng chứng nào được ghi nhận rằng, Chu Chà Me có mối quan hệ tình yêu với liệt sĩ Trần Văn Thọ. Chu Chà Me vì được học văn hóa và được đào tạo cơ bản nên đã trở thành một cán bộ nữ người Hà Nhì giỏi. Sau này, con gái bà là chị Chu Thùy Liên, một cán bộ nghiên cứu văn hóa có tiếng tại tỉnh Điện Biên luôn nhắc tới Anh hùng Trần Văn Thọ bằng một sự kính trọng, ngưỡng mộ và thương mến.

fqlk_10b
Ông Lường Văn Thước và vợ hồi tưởng về liệt sĩ Trần Văn Thọ. Ảnh: Trương Thúy Hằng

Lời kể của các nhân chứng đều xoáy sâu vào tình nghĩa quân dân mà Anh hùng Trần Văn Thọ dành cho bà con Hà Nhì ở các bản làng khu vùng cao. Cả một quãng thời gian tiễu phỉ, đấu tranh với biệt kích đã bào mòn sức lực thanh niên của Trần Văn Thọ và đồng đội. Sau khi dẹp yên hang ổ phỉ ở ngã ba biên giới thì Trần Văn Thọ lao ngay vào sản xuất. Anh đã bán đi nhiều đồ dùng cá nhân của mình để về quê mua lưỡi cày, mua giống lúa mang lên Leng Su Sìn hướng dẫn bà con canh tác.

Chính vì bao nhiêu năm làm quen với cây lúa nước mà cho đến bây giờ, người Hà Nhì không phải là tộc người du canh, du cư đốt nương làm rẫy bừa bãi. Họ yêu quý các chân ruộng lúa đã truyền đời, chăm chỉ canh tác ở đó. Bây giờ còn nhiều thửa ruộng vẫn mang dấu ấn một thời vỡ hoang nghiêng dốc theo các chân đồi, con suối, trong các khu dân cư. Phải đến tận nơi biên ải xa xôi này mới thấy hình ảnh Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ là tượng đài trong lòng người dân Hà Nhì Mường Nhé chứ không chỉ là bức tượng đài đắp cao trong khu di tích tưởng niệm.

Đại úy Lỳ Hừ Cà, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng của Đồn BP Leng Su Sìn đưa tôi đi thăm lại những nơi mang dấu ấn của Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ, nghe những câu chuyện của những người già, những đồng đội cũ của liệt sĩ. Ngồi bên tượng đài liệt sĩ hướng ra hồ sen trên núi, Lỳ Hừ Cà, một cán bộ trẻ người Hà Nhì thạo việc, hoạt bát và nắm vững công tác vận động quần chúng kể chuyện đầy tự hào về hình ảnh Trần Văn Thọ. Anh là người chắp bút đáng kể cho cuốn sách lịch sử về Đồn BP Leng Su Sìn, trong đó có trang sử chói ngời về Đồn 5, Công an nhân dân vũ trang.

“Sẽ là những trang hay nhất mà tôi tâm huyết thuật lại, bằng trái tim của người con Hà Nhì và những câu chuyện người anh hùng ở đây. Không có gì hạnh phúc hơn khi người già trong bản gọi tôi với cái tên thân thuộc đồng đội của anh Thọ” – Đại úy Lỳ Hừ Cà nói, giọng đầy tự hào.

                                                                                          Trương Thúy Hằng (Báo Biên phòng)

 

TIN BÀI LIÊN QUAN

ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG BAO, NGƯỜI LÀM RUNG...

27/03/2025

Kỷ niệm trên hành trình giúp các gia...

24/02/2024

Gan lì, dũng mãnh – Cao Đình Trung...

27/12/2023

Gan lì, dũng mãnh – Cao Đình Trung...

26/12/2023

Gan lì, dũng mãnh – Cao Đình Trung...

25/12/2023

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA LIỆT SĨ LÊ...

31/07/2023

Kính tặng 12 nữ anh hùng LS hy...

01/02/2023

Huyền thoại về người phi công hy sinh...

25/10/2022

Ngã xuống để dân bình yên: Sự hy...

25/10/2022

Anh ngã xuống để bản làng bình yên

09/03/2019

Đặc san tri ân

  • Đặc san tri ân – Số 3 năm 2023

  • Đặc san tri ân – số 4 năm 2024

  • Đặc san tri ân – số 5 năm 2024

  • Đặc san tri ân – số 1 năm 2025

LIÊN KẾT WEBSITE

 

BÀI ĐỌC NHIỀU

  • 1

    BẠN ĐỌC CHÚC MỪNG NĂM MỚI

    02/02/2024
  • 2

    Kỷ niệm trên hành trình giúp các gia đình tìm lại niềm vui

    24/02/2024
  • 3

    Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

    01/11/2022
  • 4

    Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

    01/11/2022
  • 5

    Nghĩa trang liệt sĩ Quốc Tế Anh Sơn

    01/11/2022
  • THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • NHỮNG KỶ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA - XÃ HỘI
  • VIDEOS

HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động số 144/GP-TTĐT Ngày 4-8-2011 của Cục quản lí Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông Tin – Truyền Thông.

 

Trụ sở : số 36 Hoàng Diệu, Ba Đình Hà Nội

Điện thoại : 069552214, 069553959, 02437349563

Fax: (04)37349562

Email: bbttrianlietsi@gmail.com

 

Người phụ trách: Phạm Minh Giang

Bài đọc nhiều

  • 1

    BẠN ĐỌC CHÚC MỪNG NĂM MỚI

    02/02/2024
  • 2

    Kỷ niệm trên hành trình giúp các gia đình tìm lại niềm vui

    24/02/2024
  • 3

    Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

    01/11/2022

Tiêu điểm

  • Chương trình tri ân “Gọi tên những vì sao đất nước 2025”

    20/06/2025
  • “Tri ân liệt sĩ – 2025” qua tài khoản 2707 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

    20/06/2025
  • Bám sát phạm vi nội dung chất vấn, đề xuất giải pháp đột phá, sát thực tiễn, hiệu quả cao

    19/06/2025

@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban Chấp hành qua các kỳ Đại hội
      • Ban chấp hành khóa 1
      • Ban chấp hành khóa 2
      • Ban chấp hành khóa 3
    • Danh sách Lãnh đạo Hội nhiệm kỳ 2020- 2025
    • CÁC BAN, ĐƠN VỊ CƠ QUAN TRỰC THUỘC HỘI
    • Hội, Chi Hội địa phương
  • THỜI SỰ – CHÍNH TRỊ
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƯƠNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HÔI, CHI HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • Đặc san tri ân
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM LIỆT SĨ
    • THÔNG TIN TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • NGHĨA TRANG
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • THƯ THỜI CHIẾN
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • Ý KIẾN BẠN ĐỌC
  • VĂN HÓA – XÃ HỘI
@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam