Ông Đoàn Huy Hải thay mặt câu lạc bộ truyền thống của Ban Thông tin Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (T4) ôn lại truyền thống vẻ vang của hơn 400 cán bộ chiến sỹ đã chiến đấu hy sinh góp phần vào sự nghiệp cách mạng – giải phóng miền Nam.
Đơn vị đã có tới 83 đồng chí anh dũng hy sinh, trải qua 48 năm với sự nỗ lực của đồng đội mới tìm thấy 21 hài cốt. Còn lại 62 trường hợp nữa vẫn đang tiếp tục kiếm tìm. Năm 2012, đơn vị được nhà nước tuyên dương “ Anh hùng lực lưỡng vũ trang”.
Ông Lê Xuân Hùng, quê quán Hưng Yên kể lại trường hợp hy sinh của đồng chí Lê Văn Hà, quê quán Thanh Hóa (vào ngày 17/07/1971 tại Gò Công).
Câu chuyện như sau: Vào đêm ngày 16/07, tổ đài tôi hành quân đêm – đ/c giao liên và đ/c Hà đi trước dò đường; cả hai bị địch bắt. Đ/c giao liên trốn thoát quay lại điểm hẹn đưa chúng tôi đi hướng khác. Riêng tôi được phân công ở lại để tìm Đ/c Hà. Đ/c giao liên nói đây là xã Bình Xuân, Gò Công.
Sau 3 ngày, tôi mới tiếp xúc được với cơ sở cách mạng của xã Bình Xuân. Họ nói rằng: Một đ/c người Bắc bị tra khảo dã man nhưng vẫn không khai nên chúng đã chặt đầu mang bêu cọc 2 ngày ở gần chợ. Đến ngày thứ 3, bọn chúng mang đầu đi đâu không rõ – phần thi thể để lại chúng đã gài mìn. Cơ sở chúng tôi đã tổ chức bám sát. Khi chúng rút quân đã để lại một người lính và chúng tôi vận động người lính ấy đã gỡ mìn ra và tự bỏ đi. Chúng tôi mang thi hài đ/c đi truy điệu và an táng ở khu vực bí mật. Cơ sở cách mạng tại xã cho biết: Lúc chúng tra khảo đ/c Hà, chúng tôi luôn ở đó nhưng vũ khí của chúng tối tân nên không thể tập kích lấy lại xác.
Đ/c Hùng kể đến đây đã ngẹn ngào cả hội trường đứng lên mặc niệm để tưởng nhớ người đồng chí, đồng đội đã hy sinh. Một số đ/c nữ mái tóc bạc phơ cùng một số thân nhân LS ôm nhau khóc nức nở.
Đ/c Hùng kể tiếp, tôi viết một miếng giấy gửi lại cơ sở cách mạng Bình Xuân nội dung gồm 15 chữ: “Đ/c hy sinh ngày hôm đó chính là Lê Văn Hà, quê quán Thanh Hóa”.
Ông Lê Xuân Hùng áo đen (người cung cấp thông tin trường hợp hy sinh của LS Hà) và ông Đào Thiện Sính
trong ngày gặp mặt.
Đến năm 1997, tôi đã dẫn người em trai ruột của anh Hà vào xã Bình Xuân hỏi lãnh đạo địa phương họ trả lời: Những cô chú là cơ sở của xã đã chết hết nên không biết trường hợp này. Tôi và em trai của Anh Hà tiếp tục đến các NTLS của tỉnh Gò Công tìm kiếm nhưng không thấy. Đáng buồn là người em trai của anh Hà cũng đã mất năm 2010.
Năm 2014, tôi đã gặp đ/c Đào Thiện Sính kể câu chuyện này và nhờ đ/c Sính tìm kiếm anh Hà. Ông Đào Thiện Sính đã có nhiều kinh nghiệm tra cứu, xác minh về công tác LS. Ông nói: Tại TNLS Thị Xã Gò Công có một ngôi mộ duy nhất mang tên Lê Văn Hoa nhưng quê quán, năm sinh, ngày tháng hy sinh, đơn vị đều không ghi. Ông cũng nói rằng do nhiều nguyên nhân mà dẫn tới hàng chục ngàn LS đã mất thông tin. Một trong những nguyên nhân đó là do hồ sơ thất lạc hoặc qua nhiều năm mảnh giấy đó đã bị lu mờ… Tôi hy vọng ngôi mộ LS Lê Văn Hoa ở NTLS Thị Xã Gò Công có thể là một tia hy vọng.
Tin, ảnh: Đào Thiện Sính