Chuyện kể rằng năm 2012, Bùi Thị Thơ ra trường, trở về quê hương mang theo tấm bằng: KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP
Thơ tình nguyện về làm việc ở xã, quê Thơ vùng Bán Sơn Địa, Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Hàng ngày đi về qua lối ngõ có 1 căn nhà lợp lá cọ đã xuống màu, địa phương sửa đôi lần rồi khóa cổng lại chỉ mở vào dịp tết và ngày thương binh liệt sỹ (27/7 hàng năm). Thơ đề nghị với xã và xã chấp thuận, cứ thứ 7 và Chủ nhật Thơ lại đến cắt lá, tỉa cành cho cây, mua lá cọ thay thế mái nhà, làm lại ngõ đi và sân bằng xi măng. Ngôi nhà xập xệ đã ấm lên trở thành nơi các em học sinh tối tối đến nhờ Thơ phụ đạo. lai lịch của ngôi nhà 3 gian, tường đắp bằng đất núi là của ông bà Thật, ông bà Thật sinh được 1 người con trai tên là Đặng Khuyên, Đặng Khuyên đi bộ đội từ năm 1965, chờ mãi không thấy tin phần mộ của con, do tuổi cao sức yếu nên năm 1997 và 2000 hai cụ đã ra đi.
KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP Thơ về quê đã được 6 năm được lãnh đạo địa phương khen ngợi, nhiều chàng trai xa gần đến hỏi nhưng Thơ chưa nhận lời. Ngoài công việc chính, Thơ còn tham gia ban chấp hành hội phụ nữ. 6 năm qua chăm sóc cây và ngôi nhà cho LS Đặng Khuyên.
Đến giữa mùa đông năm 2017, trạm an dưỡng thương binh nặng Thuận Thành đưa thương binh Đặng Khuyên về bàn giao cho xã (theo yêu cầu nguyện vọng của thương binh loại 2 Đặng Khuyên). Nghe tin cả xóm, cả làng đi đón ông – bởi vì trước đây ông là Liệt Sỹ. Trong niềm vui chung ấy có người phụ nữ xinh đẹp giỏi giang gắn bó với ngôi nhà nhỏ này, nơi sinh ra ông Đặng Khuyên. Thơ phấn khởi nhanh nhẹn như người thân của ông vậy, mời nước, mời thuốc tới mọi người. Tối hôm ấy cô cùng một số thanh niên, phụ nữ trong xóm ở lại nghe thương binh kể chuyện chiến tranh. Sáng hôm sau Thơ ra Ủy ban xã xin nghỉ phép 2 tuần. Ngày đêm cô vui vẻ tươi cười chăm sóc ông Khuyên, tối ngủ luôn ở đó. Bố mẹ phản đối Thơ nói: con đã sửa lại 2 phòng ngủ khác nhau hơn nữa giúp ông dần dần quen thì con sẽ về chứ có sao đâu. Hơn nữa năm nay con 29 tuổi còn ông 74 tuổi rồi. Con kém ông tới 45 tuổi. Nhìn ông con thương lắm nên con không thể không chăm sóc.
1 tháng, 2 tháng rồi 3 tháng trôi qua, ông Khuyên có nhiều người gần xa đến thăm hỏi, ông đều giới thiệu nhờ có cháu Thơ chăm sóc, ăn uống, tắm, giặt cho tôi nên sức khỏe tinh thần ngày càng tốt hơn. Chỉ có 2 mảnh đạn trong người bác sỹ nói không thể lấy ra được.
Sau 4 tháng gắn bó với ông Khuyên – Thơ đã mạnh dạn chủ động nói: Bây giờ anh phải là chồng em – Ông Khuyên chưa hiểu chuyện gì. Thế là Thơ lấy xe máy chở lên Ủy ban xã làm giấy đăng ký kết hôn. Lại là cú sốc cho gia đình của Thơ – bạn bề chê cười – gia đình can ngăn nhưng không được. Đám cưới đã diễn ra tốt lành. Sau một tuần thương con gái nên bố mẹ Thơ đã đến thăm nhà – trong bữa cơm thân mật bố mẹ Thơ nói mọi chuyện đã qua chỉ mong ông khỏe, ông xứng đáng nhận được người vợ như cái Thơ nhà tôi. Ông Khuyên mỉm cười đón nhận tình thương yêu của gia đình bên vợ. Cuối năm 2018, vợ chồng ông Khuyên bà Thơ đã có 2 con trai (sinh đôi). Mẹ của kỹ sư Thơ vui vẻ: Từ nay bà có 2 đứa cháu tha hồ bà cho bú mớm…. Trong niềm vui dâng trào Thơ rơm rớm nước mắt ôm chặt người mẹ.
CCB Nguyễn Xuân Thảo kể tiếp: Anh Khuyên sinh năm 1944, vào Nam chiến đấu năm 1965 – anh bị thương vào đầu mất 1 chân kèm theo nhiều vết thương nặng nên không thể nhớ tên làng xã của mình. Mãi tới năm 2017 như có phép màu ông Khuyên đã nhớ lại được tên của quê mình. Qua câu chuyện của CCB Thảo – tôi CCB Đào Thiện Sính chắp bút cho câu chuyện tình vĩ đại này.
Viết ở sân bay giã chiến Khe Cát, Quảng Bình: 16/03/2020.
Tin, Bài: Đào Thiện Sính – 0918.793.918