Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Hệ thống tổ chức
    • Lịch sử phát triển
    • Địa chỉ hội
    • Chức năng nhiệm vụ
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
    • TIN TỨC
    • SỰ KIỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
    • HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
    • TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • GIÁM ĐỊNH ADN
    • NGHĨA TRANG
  • TRANG VÀNG LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
    • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • GIẢI TRÍ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    • ĐỐI TƯỢNG KHÁC
TRANG CHỦ TRANG VÀNG LIỆT SĨNHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH Hành trình đi tìm Bố
NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH

Hành trình đi tìm Bố

by admin 07/01/2019
Viết bởi admin 07/01/2019

Hành trình đi tìm Bố

 

Vừa ba tuổi, khi tiếng gọi bố mới sõi thì tôi mất bố. Trên đầu tôi, vành khăn trắng như cao hơn chỏm tóc, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương ông bà nội, mẹ và các bác, các chú nhưng thiếu bàn tay che chở của bố, như mầm cây lẻ loi trước bão táp, mưa sa…ký ức về bố chỉ còn qua lời kể lại của người thân!

Vào một ngày của năm 1981, khi năm học mới sắp bắt đầu, tôi đã được đưa về trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân. Đây là trường do Nhà nước nuôi ăn học cho các con liệt sĩ. Ở đây, tôi sống sinh hoạt, học tập với những người bạn cùng cảnh ngộ, tất cả chúng tôi đều có tên gọi như nhau: “Con liệt sĩ”. Bố chúng tôi đã hy sinh góp phần cho đất nước nở hoa, kết trái, làm nên màu xanh hòa bình, độc lập, thống nhất của đất nước Việt Nam thân yêu. Khi sống ở trường, chúng tôi đều có khát vọng chung là sau này lớn lên nhất định phải đi tìm bố! Với tôi, niềm mong mỏi ấy được thôi thúc hơn bởi trước lúc đi xa, ý nguyện cuối cùng của ông, bà nội mong muốn tìm được hài cốt của bố tôi để đưa về quê hương. Tuy nhiên, những thông tin về bố hy sinh lại quá ít, tờ giấy báo tử chỉ ghi mấy dòng vẻn vẹn: “Đơn vị KN, hy sinh ở mặt trận phía Nam…”. Khát vọng tìm bố đã tạo cho tôi một ý thức, hễ cứ gặp ai là bộ đội lớn tuổi, có điều kiện là tôi liền dò hỏi thông tin về bố mình…Tôi đi đến tất cả những nơi người ta mách bảo, thậm chí còn đến các nơi tìm bằng ngoại cảm…Nhưng thông tin chỉ thu được rất chung chung, không có cơ sở. Một hôm, chú ruột tôi đưa cho một mảnh giấy có ghi lại những thông tin mà theo chú, đó là khi bà nội còn sống, bà đã dò hỏi và bảo chú, thím ghi lại. Theo thông tin từ mảnh giấy đó, tôi tìm đến gặp bác Thanh nhà ở Chợ Mơ cùng huyện. Thấy tôi, bác Thanh rất vui, Bác ôm lấy vai tôi lắc nhẹ, nhìn tôi một lúc rồi khẽ hỏi: “Con có phải con bố Bình không?” tôi khẽ gật đầu và òa khóc. Bác đưa tôi vào nhà rồi khẽ khàng bảo: “Bố Bình của cháu thổi sáo đã giỏi mà hát cũng rất hay! Bố cháu đẹp trai lắm…!”. Bác cho biết, bố tôi biểu diễn văn nghệ, còn bác ấy là người may vá và sửa trang phục cho các diễn viên trong đoàn. “Bác và bố cháu cùng đơn vị, lúc đó đóng quân ở Quảng Ngãi từ tháng 7/1969 đến tháng 3/1970. Sau đó, đoàn văn công giải tán do tình hình chiến sự lúc bấy giờ. Bác và bố cháu được điều về các đơn vị chiến đấu, từ đó   không còn thông tin về nhau nữa!”. Chia tay bác, lòng tôi chộn rộn nỗi niềm, dù sao thì tôi cũng được gặp đồng đội của bố mình đã từng sống bên cạnh trước lúc hi sinh. Vậy là, tôi xác định được bố đã đi vào sâu hơn Quảng Ngãi. Cuộc tìm kiếm lại tiếp tục. Thông qua một người bạn thân của tôi vừa tìm được mộ bố, tôi đã gặp chú Nguyễn Xuân Quy, người Quảng Trị, là người có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm liệt sĩ. ChúQuy bảo: “Cháu nên tìm thông tin trên giấy tờ để xác định chính xác nơi hy sinh ban đầu. Có gì cháu cứ đến Cục Chính sách -Tổng cục Chính trị tại Lý Nam Đế – Hà Nội để xin Bản trích lục hồ sơ quân nhân, các chú, các anh ấy sẽ giúp đỡ cháu!” May mắn thông tin của bố tôi khá rõ ràng ở đây: Đơn vị D96, Hy sinh tại Phú Xuân, Tuy Hòa, Phú Yên. Nhờ các chú, các anh Cục Chính sách chỉ bảo, tôi bắt đầu biết chắp nối thông tin từ đồng đội, từ trích lục và từ bức thư cuối cùng của cha tôi viết cho mẹ được gửi từ Quảng Ngãi về. Tôi quyết định xin phép các bác, các chú để lên đường đi tìm bố!

Ngày 06- 4 – 2007, tôi quyết định vào Phú Yên để tìm thông tin về bố mình và hy vọng sẽ được gặp thêm đồng đội chiến đấu cùng ông để hỏi. Thân gái một mình, lần đầu đi xa nhà nhưng linh cảm như có bố dẫn đường nên tôi rất tự tin. Tôi đăng ký xin vào gặp Ban Chính sách Bộ CHQS tỉnh. Trong phòng đón tiếp thân nhân liệt sĩ, các anh ở đây đón tiếp rất thân tình và ân cần như người thân. Tôi xuất trình giấy giới thiệu, anh Lộc đọc và ghi tên bố con tôi vào sổ để theo dõi. Thật kì lạ, khi anh Lộc đọc tên bố tôi vừa dứt, tôi nghe một anh bộ đội khác ngồi phía bàn trong đọc đầy đủ các thông tin liên quan: Liệt sĩ Phùng Văn Bình, quê quán Tòng Bạt, Ba Vì, Hà Tây, nhập ngũ tháng 7 năm 1968, đi B tháng 12 năm 1968, đơn vị D9, chức vụ…, ngày vào Đảng… ngày hy sinh 10-6-1970, tại đâu…, ai chôn…Khi đọc câu cuối cùng: “Khi cần báo tin cho…”. Anh ấy đọc đúng tên ông nội tôi. Thật tự nhiên, tôi thốt lên rất to “Đúng bố em rồi!” mọi người có mặt ở đó rất vui và ngạc nhiên lắm, thật là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Anh Trần Văn Thái (người vừa đọc thông tin cho tôi) cho biết: “Hôm nay anh nhập danh sách các liệt sĩ từ quyển lưu bút ghi chép bằng tay các năm 1970-1972, vào máy vi tính để quản lý và tra tìm cho dễ. Vừa hay, khi nhập đến tên bố em xong thì đến giờ nghỉ trưa. Bây giờ anh vừa ngồi vào máy để tiếp tục công việc buổi chiều thì có em đến…”. Anh Thái nói vui: “Chuyện này cứ như được sắp đặt trước em nhỉ?”. Cùng lúc, anh Thành – Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh đi qua phòng, thấy có người đến tìm thông tin liệt sĩ, anh dừng lại để hỏi thăm. Anh Thành cho biết: “Quê tôi ở đó, nên tôi biết rất rõ, đó là trận đánh đồn ở cánh đồng Tre, ác liệt lắm, quân ta lần đó hi sinh nhiều.” Sau đó, anh kể lại chi tiết mà anh được biết. Đồng thời, anh bảo Ban Chính sách bố trí xe và cử anh Thái tham gia đưa tôi đi ra nghĩa trang Xuân Phước, huyện Đồng Xuân vào ngày chủ nhật 8-4-2007. Anh Thành, anh Thái đưa tôi đi tìm gặp những cựu chiến binh chiến đấu năm xưa, người này kể chuyện rồi lại giới thiệu đến người kia, cuối cùng tôi gặp chú Lưu Thái Hòa người thôn Phú Xuân A, chú kể lại rất chi tiết. Khi ấy, chú được giao làm liên lạc đơn vị, chú mới khoảng 13, 14 tuổi. Chú Hòa dẫn tôi đến bờ ruộng, nơi bố tôi cùng đồng đội đã chiến đấu và hy sinh, rồi chú dẫn mọi người tới nơi chôn cất ban đầu. Chú cho biết, năm 1978 – 1979, các liệt sĩ chôn cất ở đây đều đã được quy tập vào nghĩatrang bây giờ. Chú Hòa dẫn mấy anh em chúng tôi tìm gặp một anh làm công tác quy tập ngày ấy, hỏi anh cụ thể về công việc lúc đó xem những mộ bốc ở đây thì đặt ở vị trí nào trên nghĩa trang? Thật tiếc là tất cả các mộ bốc lên đều không có tên tuổi hay ký hiệu gì, nên họ cất bốc được ngôi nào đưa về thì đặt luôn vào nghĩa trang ngôi đó. Vậy là, tôi đã chắc chắn một điều là mộ của bố đã được đưa về nghĩa trang Xuân Phước, nhưng là ngôi mộ nào thì chưa xác định được. Vào nghĩa trang Xuân Phước, lòng tôi quặn thắt khi nhìn nghĩa trang rộng mênh mông, những hàng mộ nằm trắng xóa, đa phần là mộ mang dòng chữ: “Liệt sĩ chưa biết họ tên”. Nhìn những hàng mộ, lòng tôi vô cùng đau xót và trào dâng một cảm xúc khó tả, mắt tôi cứ rưng rưng lệ trào, lòng thầmgọi: “Bố ơi! Con đến thăm bố và đồng đội của bố đây! Bố ở đâu? Con thương bố nhiều lắm, bố hãy chỉ dẫn cho con để con tìm và đưa bố về với ông bà!”. Ánh nắng chiều đã nhạt, nghĩa trang bảng lảng màu khói hương, chúng tôi rời nghĩa trang Xuân Phước sau khi đã thắp hết nén nhang cuối cùng cho các bia mộ và trở về Bộ CHQS tỉnh. Nhìn vẻ mặt tôi thẫn thờ, anh Thành và các anh ở Ban Chính sách luôn động viên tôi. Bằng nhiều cách, cuối cùng tôi cũng tìm được ngôi mộ của bố tôi mặc dù trong lòng còn đôi chút băn khoăn.  

Giữa tháng 5 – 2012, tôi được tin xã Xuân Phước sửa chữa lại nghĩa trang, vợ chồng tôi quyết định vào nghĩa trang để xin mẫu hài cốt về làm giám định AND. Sau đó, tôi đến nhờ các chú ở Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, đem theo mẫu sinh phẩm lấy từ ngôi mộ về, cùng mẫu đối chứng của người thân trong gia đình đến Viện sinh học Công nghệ Việt Nam để làm giám định gen. Ngày 18-7-2012, gia đình tôi đã nhận được kết quả “ĐÚNG” mẫu sinh phẩm và mẫu đối chứng trùng khớp nhau. Như vậy, phần cốt ở nghĩa trang Xuân Phước chính xác là của bố tôi. Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Namđã trang trọng trao kết giám định gen cho gia đình đúng vào dịp đất nước kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ. Gia đình tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, sau bao năm tìm kiếm, cuối cùng gia đình tôi cũng được “đoàn tụ” với người bố thân yêu của mình sau bao nhiêu năm trời “xa cách”. Niềm vui như nhân đôi, tôi đã thực hiện được lời hứa đi tìm bố về với ông bà nội của tôi!

Khi viết lại những dòng chữ này, lòng tôi luôn thầm cảm ơn các anh ở Ban Chính sách – Bộ CHQS tỉnh Phú Yên và Bộ CHQS tỉnh; cảm ơn Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị; các chú, các anh ở Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam. Và, không thể thiếu, đó là những  người dân Phú Xuân, Tuy Hòa và các đồng đội của bố. Nhờ họ mà cuộc hành trình tìm bố của tôi đã trọn vẹn!

                                                                    Phùng Kim Nga

TIN BÀI LIÊN QUAN

“Điều còn mãi”

02/12/2022

Chuyện về người vợ chưa cưới thủy chung...

28/11/2022

Như trở về với đồng đội

19/06/2019

Ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ không...

26/04/2019

Tấm thiệp chúc Tết của Đại tướng

07/02/2019

Thắp sáng ngọn lửa tri ân Quân tình...

08/01/2019

“… Mình còn thì thương binh còn”

08/01/2019

Thắm đượm nghĩa tri ân

08/01/2019

Quả cảm trong chiến đấu, nghĩa tình với...

08/01/2019

Còn người, còn trận địa

08/01/2019

Danh sách nghĩa trang

  • Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

  • Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

  • Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

  • Nghĩa trang liệt sĩ Quốc Tế Anh Sơn

  • Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA

LIÊN KẾT WEBSITE

 

BÀI ĐỌC NHIỀU

  • Nghệ An: 2,5 tỷ đồng hỗ trợ thân nhân, gia đình liệt sỹ

    24/01/2021
  • 2

    Thượng tướng Bế Xuân Trường được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa VII

    31/12/2022
  • 3

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số cán bộ lãnh đạo, tổ chức đảng

    02/12/2022
  • 4

    Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự các hội nghị với các đối tác

    12/11/2022
  • 5

    Vừa qua, tại Hà Nội, Câu lạc bộ thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã vinh dự nhận Bằng khen của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam vì đã có những đóng góp xuất sắc trong hoạt động tri ân liệt sĩ năm 2022.

    18/12/2022
  • TIN TỨC
  • NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
  • TỔ CHỨC HỘI
  • Nổi bật
  • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
  • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
  • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
  • SỰ KIỆN
  • ĐỐI TƯỢNG KHÁC
  • HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
  • TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
  • HỘI ĐỊA PHƯƠNG
  • TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
  • ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
  • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NGHĨA TRANG
  • TRANG VÀNG LIỆT SĨ
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
  • GIẢI TRÍ

HỘI HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động số 144/GP-TTĐT Ngày 4-8-2011 của Cục quản lí Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông Tin – Truyền Thông.

 

Trụ sở : số 36 Hoàng Diệu, Ba Đình Hà Nội

Điện thoại : 069552214, 069553959, 02437349563

Fax: (04)37349562

Email: bbttrianlietsi@gmail.com

 

Người phụ trách: Phạm Minh Giang

Bài đọc nhiều

  • Nghệ An: 2,5 tỷ đồng hỗ trợ thân nhân, gia đình liệt sỹ

    24/01/2021
  • 2

    Thượng tướng Bế Xuân Trường được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa VII

    31/12/2022
  • 3

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số cán bộ lãnh đạo, tổ chức đảng

    02/12/2022

Tiêu điểm

  • Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội-TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

    27/01/2023
  • Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam

    26/01/2023
  • Người mang đến những mùa xuân đất nước

    23/01/2023

@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Hệ thống tổ chức
    • Lịch sử phát triển
    • Địa chỉ hội
    • Chức năng nhiệm vụ
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
    • TIN TỨC
    • SỰ KIỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
    • HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
    • TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • GIÁM ĐỊNH ADN
    • NGHĨA TRANG
  • TRANG VÀNG LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
    • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • GIẢI TRÍ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    • ĐỐI TƯỢNG KHÁC
Tri ân liệt sĩ
  • HOME
  • GIỚI THIỆU
    • Hệ thống tổ chức
    • Lịch sử phát triển
    • Địa chỉ hội
    • Chức năng nhiệm vụ
  • TIN TỨC – SỰ KiỆN
    • TIN TỨC
    • SỰ KIỆN
  • TIN HOẠT ĐỘNG HỘI
    • HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
    • HỘI ĐỊA PHƯƠNG
    • ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
  • THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • LIỆT SĨ ĐÃ QUY TẬP
    • TÌM THÔNG TIN LIỆT SĨ
    • TÌM THÂN NHÂN LIỆT SĨ
    • GIÁM ĐỊNH ADN
    • NGHĨA TRANG
  • TRANG VÀNG LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG LIỆT SĨ
    • KỈ NIỆM VỀ LIỆT SĨ
    • TẤM GƯƠNG TRI ÂN
    • THƯ THỜI CHIẾN
    • NHỮNG KỈ NIỆM CHIẾN TRANH
  • NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
    • GIẢI TRÍ
  • CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
    • NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
    • ĐỐI TƯỢNG KHÁC
@2022 Bản quyền thuộc về Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam