Tôi có mặt trong đoàn quân tiến vào giải phóng thị xã Strung Treng – sau khi tình hình ổn định mãi đến tháng 4/1980 xin phép chỉ huy tôi rủ người bạn gái sau 4 tiếng đồng hồ đèo nhau bằng xe đạp đã tới đồn điền của chị Tư.
- Ai ai đó.
- Cho tôi gặp chị Tư
- Trời! Anh Sinh
- Phông phải không? Tôi và em đã nhận ra nhau sau 7 năm – sao chân đi tập tễnh và tay phải đâu rồi
- Chuyện dài lắm: nay em là thương binh 38%. Chả là em và chị Tư Khéo cùng tổ phiên dịch cho trung đoàn 94 bị pháo bắn khi trung đoàn tiến vào đánh đồn Ban Lung cả chị Tư cũng bị thương 27%. Giải phóng Bang Lung sau 5 tháng điều trị tại bệnh viện quân y được nhận chế độ chúng em tiếp tục về Đức Cơ sản suất – biết tình hình ổn định chị Tư đưa vợ chồng em về đây gây dựng lại trang trại này – Còn chị Tư ở lại Đức Cơ để bán nhà, đất khi xong sẽ về đây.
- Vợ Xi Phông: con chào cô chú đi – Bun Na ra ẵm cháu bé – Mẹ cháu trả lời 2 tuổi rồi đấy cô ạ mà bây giờ mới đang tập nói – Ba chúng tôi dạo dưới những tán lá cây trong vườn – Anh chị ạ, may lắm bọn Pôn Pốt không hề phá nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn – Rừng cây ốm yếu đi thôi, em vừa khôi phục lại 4 cái máy bơm và thuê công nhân đến làm việc – Ăn cơm xong chúng tôi xin phép ra về để lại địa chỉ gửi chị Tư.
Chưa xếp được lịch đi thăm – chị Tư xuất hiện đột ngột ở đơn vị – Gặp nhau tay bắt mặt mừng, chị rủ chúng tôi ra quán hủ tiếu Mãn Chúc, tới rồi bước xuống xe: Vợ cậu phải không? – Dạ đây là Bun Na đang làm việc tại Hội phụ nữ tỉnh. Trời ơi sao mà đẹp đôi thế. Vào đây chị em mình cùng dùng hủ tiếu. Quán Mãn Chúc một thời chị đã làm thuê rửa chén gần 2 năm và chính từ quán này gặp được người chồng yêu quý và đây là 2 con trai chị cũng từ quán này mà có. Tôi đột ngột hỏi: Vết thương của chị bây giờ ra sao? Rất tự nhiên chị kéo ống quần trái qua đầu gối: bây giờ nó tặng chị cái thẹo dài 25 cm và cưa đi 3 ngón chân may mà không gãy chân. Khi tỉnh dậy chị đã ở trong bệnh viện – Bun Na xoa nhẹ vào vết thương và nói: Vậy là chị đã góp phần máu xương cho dân tộc em. – Thay mặt Hội phụ nữ tỉnh xin ghi nhận công tích của chị Tư – cũng đến giờ làm việc buổi chiều Bun Na giơ tay ngoắc ngoắc người phục vụ quán – cái con bé này chị mời, chị tư mời, à mà sắp tới ngày sinh nhật con trai của chị, chị cho lái xe đến đón 2 đứa bay nhớ là phải xuống nhá, anh Hoàng Mười lái xe là anh em con bác con dì với chồng chị, nay vợ con anh đang làm ở trang trại này.
15 ngày trôi qua xe anh Hoàng Mười đến đón vào buổi tối – chị tổ chức vào ban đêm vì công nhân đông và hai em trong giờ làm việc nên chỉ có tối chị em mình mới ngồi với nhau được lâu – sau màn giới thiệu về nội dung bữa tiệc là tiết mục văn nghệ, sân khấu được trang hoàng màu sắc rực rỡ, 2 trai, 2 gái lần lượt song ca – Bun Na tham gia hát bài “chuyến đò quê hương” phải hát lại lần thứ hai, tiếng vỗ tay của hơn 50 người tham gia như mời như gọi, Na tiếp tục hát bài “Duyên quê”. Chị Tư ngồi bên cạnh cứ khen, đẹp người, đẹp nết, hát hay.
Chúng tôi lên xe ra về chị Tư nắm tay Na: cưới đi, cưới đi đẻ ra vài đứa con gái xinh đẹp để cho thế giới biết phụ nữ Việt Nam mình xinh đẹp em nhé – Cậu Sính cưới vợ đi chị giúp từ A đến Z – Hai người phụ nữ ôm nhau thì thầm gì đó; 8 tháng sau chị lại cho xe đến đón.
Tác giả: Đào Thiện Sính (thời trong quân ngũ)
- Bun Na đâu? Dạ đi học Sài Gòn – Cậu buông ra là có người ẵm luôn đấy. Chả là sáng mai chị cùng tiền phương quân khu khánh thành bệnh viện quân y K21B, chị em mình ra thăm trước nhé, xe chạy 3 km bước xuống chị giới thiệu ngay đây là hơn 3 ha mới mua đã khoan 2 giếng mà may quá khoan đúng mạch nước nhiều, kia là 4 căn nhà lá vừa dựng xong chị dành cho tiền phương quân khu mượn không thời hạn để làm quân y viện. – Hoan hô chị Tư luôn nghĩ tới những người lính tình nguyện Việt Nam – Tôi đưa cho chị 2 quyển vở: nhật ký của Na – tập thơ của tôi.
Ba tháng sau chị Tư nói: em ra đây cùng chị tới quán hủ tiếu Mãn Chúc. – Để làm gì ạ? – Chị muốn mua lại mở rộng thành nhà hàng. – Trời ơi chị đọc thơ của cậu, nhật ký của Na sao nó cảm động thế.
Sau 2 lần thương thảo, chủ quán Mãn Chúc không đồng ý sang nhượng, chị mua luôn miếng đất bên cạnh xây nhà và làm công viên nhỏ để cho dân vui chơi – Tin tức về chồng chị ra sao? Dạo trước chị về Sóc Trăng dò hỏi sau 2 lần mới biết được tin anh vì anh viết ngược để đảm bảo bí mật – Xã Hồ Đắc Kiện thì viết Kiện Đắc Hồ, huyện Mỹ Tú lại ghi Tu My, tỉnh Sóc Trăng lại ghi Trang Soc – Ba má anh đã mất từ lâu chỉ còn lại 1 người em trai, 1 người em gái mà giống anh ấy như đúc – gia đình được công nhận là gia đình liệt sỹ treo trên tường bằng tổ quốc ghi công: giấy báo tử ghi: đồng chí Danh Thuận hy sinh ở chiến trường K. Hoạt động trong mạng lưới tình báo ngoại tuyến. Đọc xong những dòng đó chị mừng hết lớn – Trước kia chị cứ nghi nghi nhưng không dám hỏi. Sống cùng nhau anh ấy ít nói mà cứ thấy anh lặng lẽ như nhìn như nghĩ tới một phương trời nào khác. – Xã Hồ Đắc Kiện cho chị làm thủ tục để công nhận là vợ, là con của liệt sỹ cần phải có giấy kết hôn, cần có giấy khai sinh của 2 đứa con – Làm gì có giấy kết hôn – Làm gì có giấy khai sinh, anh Thuận bảo công việc của anh phức tạp lắm không muốn ghi tên ai vì sợ người ấy bị liên luỵ. Hơn nữa đã biết rõ chồng mình là chiến sỹ cách mạng, 2 đứa con biết rõ bố mình hy sinh cho đất nước có chế độ càng tốt, nhưng không có cũng chẳng sao đâu.
4 tháng sau khu đất liền kề quán hủ tiếu Mãn Trúc, được xây kè từ mép nước trở lên để nhân dân lên xuống, nhà một lầu, một trệt, quán hủ hiếu Mãn Trúc 2 sẽ khai trương vào ngày 17/5 để kỷ niệm 28 năm chị có mặt ở đây làm thuê.
Chị đứng giữa, 2 con trai đứng kề bên – tôi, Bun Na đứng cạnh ở cổng để mời khách. Sau bữa tiệc chị nói tối nay 2 đứa đến đây chị tặng cho một phòng. Bun Na từ chối không nhận vì chúng em đã có nơi ăn ở trong cơ quan – Ôi dào thỉnh thoảng 2 bay ra đây để đón gió .
Đào Thiện Sính – 0918.793.918 (Còn tiếp)