Tôi biết ông vô tình trong bốn đợt đều dẫn chương trình cho đội Biệt Động Thành Hội An ( 2016, 2017, 2018) và giới thiệu tập sách cho ông : ĐINH VĂN LỜI – NGƯỜI MANG BIỆT DANH BÁO ĐEN – năm 2021).
Với bộ trang phục màu đen, ông đã từng tả xung hữu đột, xuất quỷ nhập thần, bất ngờ, táo bạo, đánh địch trong nội ô, đánh vào đầu não địch, tinh thần chiến đấu chống ly khai, chào cờ và làm khổ sai cho địch ở nhà tù Côn Đảo 1968 – 1974 của nhà tù chính trị Côn Đảo thuộc đội Đặc Công – Biệt động Thành Hội An đã hình thành nên biệt danh BÁO ĐEN đã đi vào huyền thoại, là nỗi khiếp đảm của kẻ thù.
Tác giả chụp hình lưu niệm cùng BÁO ĐEN – Đinh Văn Lời (bên trái), trong buổi dẫn chương trình lễ trao kỷ niệm chương bộ đội đặc công và giao lưu tù chính trị Côn Đảo ở Hội An (2017).
Trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam, có không ít gia đình đã tiễn đưa cả chục người thân, lên đường tòng quân giết giặc cứu nước, nhiều gia đình chỉ có một người con duy nhất, mẹ cũng hiến dâng núm ruột độc nhất cho tổ quốc. Họ ra đi và mãi mãi không bao giờ trở lại. Nhiều gia đình phải chịu cảnh chết chóc đau thương, nhà tan cửa nát, máu chảy đầu rơi, tra tấn, tù đày, ly tán và bom đạn của kẻ thù tàn phá. Trong đó có gia đình ông Đinh Văn Lời (tức Báo Đen). Một gia đình cả ba thế hệ Ông nội, cha, cháu, cùng chung số phận cảnh lao tù. Một gia đình có ba anh em tham gia vào đội biệt động Hội An. Riêng ông, những năm tháng bị địch bắt tra tấn, giam cầm ở các nhà tù đế quốc, sức chịu đựng quá phi thường của một chàng trai mới lớn bước vào đời, mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng, gia đình vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, gia đình Mẹ Việt Nam Anh Hùng.
Ổng Không những trong chiến đấu dũng cảm, gan dạ, mà trong cuộc sống đời thường, ông còn là một cựu chiến binh, một thương binh 2/4 giỏi làm kinh tế, được nhà nước và xã hội vinh danh.
Cuộc đời Cách Mạng của ông từ tuổi thiếu niên, cho đến lúc nghỉ hưu là một chặng đường đầy máu và hoa. Những trận đánh táo bạo năm nào, những cuộc đối đầu sinh tử với địch trong các nhà tù đế quốc rất đáng được lưu giữ, trân trọng. Một thương bệnh binh, với 74 tuổi đời mà ông đã có 58 năm tuổi Đảng. Được kết nạp bí mật trong lòng địch giữa lòng phố cổ Hội An, do địch hoàn toàn kiểm soát, lúc đó ông chưa tròn 17 tuổi. Ông và đồng đội bị địch bao vây bắt trong một trận chiến đấu không cân sức tại chùa Lễ Nghĩa Hội an, rồi sau bị lưu đày ra Côn Đảo. Gần 6 năm ông chống chào cờ 3 que của địch, chống đi làm khổ sai, bị địch giam cầm, tra tấn, đàn áp đẩm máu, từ địa ngục trần gian Côn Đảo ông chiến thắng trở về với Cách Mạng và nhân dân, trong đợt trao trả chuyến cuối cùng ngày 22 tháng 2 năm 1974. Ông được phục hồi Đảng tịch, được vinh dự tuyển chọn vào lực lượng An ninh khu V, phong quân hàm thiếu úy an ninh năm đó ông 23 tuổi, trẻ nhất trong tiểu đoàn 10 lực lượng an ninh khu 5. Và một lần nữa ông vinh dự, được tuyển chọn vào lực lượng BẢO VỆ TIẾP CẬN các đồng chí lãnh đạo khu ủy khu V, trong đó có đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Xuân Nhĩ … Những lúc nghe ông tâm sự, về cuộc đời người lính biệt động mà ông đã từng trải, tôi vô cùng cảm động và khâm phục.
“Những trái tim như ngọc sáng ngời”, tôi muốn dùng câu thơ này để ngợi ca các chiến sĩ trong đội biệt động Hội An, mà ông là người chỉ huy tài năng giàu trí tuệ và lòng quả cảm. Trong cuộc đời hoạt động Cách Mạng, ông đã được Đảng và Nhà nước khen tặng hàng chục huân, huy chương các loại, chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen, giấy khen. Tung hoành trong các nhà tù của mỹ ngụy ở Miền Nam và mãi mãi để lại cho con cháu noi theo. Khi trở lại đời thường, từ hai bàn tay trắng, ông vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm ăn khấm khá, thì trái tim nhân hậu, nghĩa tình, trọn vẹn thủy chung với Đảng, với dân với đồng đội, với quê hương như nhiều nhà báo nhà văn từ Trung ương đến các địa phương đã viết về ông và ca ngợi ông với nhiều tựa đề: Người đội trưởng đội biệt động Hội An; Có trái tim thép; Những bông hồng thép; Gặp lại chiến sĩ biệt động thành quả cảm năm xưa; Người đội trưởng biệt động Nội ô; Người mang mật danh báo đen; Thủ lĩnh báo đen; Người không tiếc tuổi thanh xuân; Người không đầu hàng số phận; Gan dạ Trước Quân Thù; Lửa đỏ càng rỏ tuổi vàng; Xuất qủy nhập thần; Những chiến công thầm lặng; Xiềng xích gông cùm không thắng nổi trái tim yêu nước; Nặng nghĩa tình với đồng đội quê hương; Người đảng viên gương mẫu; ông Bụt của đời thường; … Mãi mãi ngời sáng trong quá khứ và hiện tại”. Tôi hy vọng, có một ngày nào đó, con cháu của gia đình, hay con cháu của đồng đội ông, có dịp mở lại những trang hồi ký này say sưa đọc để họ tự hào, để họ “ ÔN CỐ TRI ÂN ”, cùng cảm thông và chia sẽ. Với suy nghĩ đó tôi đã lắng nghe ông tâm sự nhiều ngày, nghe ông kể và ghi chép lại. Những lúc say sưa kể, dòng ký ức trong “Tâm Tưởng” của ông dâng tràn chạy về với bao niềm thổn thức, rồi cặp mắt ông đỏ hoe. Khi ông kể về những trận chiến đấu, chui rúc vào tận hang ổ sào huyệt của địch để đặt bom, mìn, ném lựu đạn, đến tận nhà của những tên ác ôn trong phố để ám sát, có nhiều đêm mưa phùn giá rét lạnh lẽo thấu xương thịt, ông và đồng đội nằm chờ trên mái ngói nhà cổ, trên cây cổ thụ hơn 2 tiếng đồng hồ để phục kích ám sát nhiều tên quan chức trưởng – phó ty, Cảnh Sát, Ty An Ninh Quân Đội, Ty chiêu hồi, Tâm lý chiến, trưởng các trung tâm tình báo, gián điệp, phượng hoàng, cơ quan dân ý vụ, Trưởng – phó các phòng ban như: phòng mật vụ, phòng nhì Tiểu khu, phòng khai thác tra tấn, Cảnh Sát Đặc biệt … và nhiều tên ác ôn làm việc ở Tỉnh lỵ Quảng Nam, các Ty, Sở có nợ máu với nhân dân, bọn ác ôn Quốc dân Đảng, ban đêm một số tên không dám ngủ ở nhà mình, trong phố, sợ Việt Cộng đến nhà gõ cửa ám sát, như nhà của tên ác ôn NT ở 67 phan châu Trinh, Nhà HVA ở 37 Cường Để, BQS, NNB, NVT… Nhất là trước và sau tết Mậu Thân năm 1968, nhiều tên ác ôn, trong các mâm hội đồng xã Xuyên Long, Cẩm Nam, Cẩm kim, Cẩm Châu, Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải … Vì sợ Việt Cộng tối về tấn công, cứ 5 giờ chiều họ ôm Chiếu, ôm mùng về Hội An tìm chỗ ngủ để trốn Việt Cộng, nhưng họ lại chui vào hang ổ của Việt Cộng, ngủ chung với Việt Cộng, đi trốn Việt Cộng mà họ không hề̀ hay biết tại đây có Việt Cộng. Sau này họ nghe trại mộc ông Nguyễn Một là ổ cộng sản, bị Quân Lực VNCH và lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia bắt tại đây mấy chục tên Việt Cộng, họ hết hồn hú vía. Giọng run run đầy cảm xúc, khi ông kể về đồng đội và những tấm gương hy sinh trong tù, những người bạn tù nhường cơm xẻ áo, chăm sóc thuốc men cho ông. Hàng chục anh em tù và đồng đội, thay phiên nhau trực nhiều năm liền trong tù, xoa dịu những cơn đau co giật khủng khiếp cho ông. Mỗi lần các vết thương ông hành hạ, lở loét, tái phát do kẻ thù tra tấn, nhờ những người bạn tù chúng bắt ra làm trạm trưởng y tế, như anh Phan Trí ở Cẩm Phô Hội an, Bác sĩ Nguyễn Minh Triết ở Sài Gòn, sau giải phóng làm giám đốc bệnh viện nhi đồng 2 TP HCM, và đồng đội của ông hết lòng cứu chữa cho ông hàng trăm mũi thuốc độc bản A, loại phi tiển để dành chích cho linh Mỹ khi bị thương, BS Nguyễn Minh Triết ưu tiên để dành chích cho ông, nhưng cơn đau tái phát, hành hạ. Dành sự sống cho ông trở về với đất mẹ quê hương. Và ông kể trong nước mắt…
Giọng kể của ông hào hùng, khí phách khi sa vào tay giặc, đối đầu với địch là tên trung tá Tỉnh trưởng Quảng Nam Lê Trí Tín, ông dùng mưu “lấy địch trị địch”, Vào tù ông bí mật lên phương án kế hoạch, tiếp tục theo dõi những tên gián điệp chỉ điểm, chỉ huy đồng đội trong tù, 2 giờ sáng ngày 8 tháng 7 năm 1968, ông tổ chức trùm mền giết tên gián điệp Huỳnh Thanh Trái, tại phòng F.2 nhà lao Hội An.
Tác giả – cùng BÁO ĐEN – ĐINH VĂN LỜI trong buổi giới thiệu thiệu ra mắt tập sách cho ông : ĐINH VĂN LỜI – NGƯỜI MANG MẬT DANH BÁO ĐEN.
Hơn 6 năm bị địch hành hạ ông và đồng đội trong các nhà tù đế quốc, nhất là địa ngục trần gian Côn Đảo, ông được Đảng ủy nhà lao phân công ông làm bí thư chi bộ, ông tổ chức anh em đấu tranh chống chào cờ 3 que của địch, chống đi làm khổ sai, đòi dân sinh, dân chủ, đòi thả tự do, đòi địch cho anh em tù chính trị được ra ngoài ăn cơm, tắm nắng và tắm giặt, đòi địch trao trả về với cách mạng. Bị chúng bắt giam cầm ở chuồng cọp, chuồng bò và các trại cầm cố. Nhiều lần bị chúng đàn áp đẩm máu, chỉ huy lực lượng thanh niên tù còn sức khỏe, bịt khẩu trang (tự làm), chống trả lại địch quyết liệt, chúng bắn lựu đạn cay, lựu đạn gây ngạt và lưu đạn gây ói mửa, vào phòng giam số 6 trại 2 (Phú Hải) phòng 3 Trại 1, phòng 5 trại số 5, ông và đồng đội bốc lựu đạn, đối ra lại bọn chúng, chúng mở cửa tấn công vào phòng giam, dùng những thanh sắt, bá trắc, dùi cui đàn áp đánh đập dã man, anh em tù chính trị chống chào cờ, Ông và đồng đội gồng lưng chịu trận, những trận đòn sinh tử để che chở cho các đồng chí già yếu bệnh tật khỏi bị chúng đánh đập, đập vở chum Sành đựng nước, lấy mảnh Sành đâm lại bọn cảnh sát và bọn an ninh trật tự bị thương.
Cho đến tháng 2 năm 1974, ông mới được trao trả chuyến cuối cùng về với Cách Mạng và nhân dân.
Tôi biết ông còn mắc nợ cuộc đời nhiều lắm, với những người đã ngã xuống ngày hôm qua và con cháu của đồng đội ông. Bởi vậy, lúc được nghỉ ngơi để hưởng an nhàn, ông đâu tự cho phép mình được an hưởng, vẫn tìm tòi sáng tạo trong lao động sản xuất. Khi cơ ngơi đã vững chãi, thì trái tim nhân hậu Báo Đen có dịp trả nợ cuộc đời. Ông giúp đỡ con cháu của các gia đình thương bệnh binh, liệt sĩ, đồng đội của ông và những người tàn tật, cơ nhỡ, có công ăn việc làm ổn định. Hàng chục tấn gạo , hàng trăm triệu đồng, mỳ tôm, mền, mùng, sách vở, cứu đói cho đồng bào bị thiên tai bão, lụt, người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tạo công ăn việc làm cho xưởng mộc của ông… Những việc làm đầy nhân hậu, nghĩa tình đó, ông đã được chủ tịch nước Trần Đức Lương gởi thư khen ngợi. Hơn 50 lượt nhà báo, hơn 30 nhà văn trong cả nước, viết bài ca ngợi và khâm phục tấm lòng thơm thảo của ông. Họ đã gọi ông là “Ông Bụt của đời thường”, ông nghĩ đó cũng là trách nhiệm của mình. ông là “hạt gạo còn sót lại trên sàng” bởi vậy ông đã thực hiện với bao điều ông từng nghĩ.
Vẫn biết rằng với trí nhớ của một cựu chiến binh bước sang tuổi 74 như ông, đã từng chịu các trận tra tấn tàn bạo của kẻ thù. Có lẽ các lần tra tấn đó, sẽ làm hạn chế trí nhớ của ông, nên có thể còn nhiều thiếu sót. Và bây giờ , gặp lại ông , không còn lành lặn như những đợt tôi đã vào Hội An để dẫn chương trình cho ông. Những vết thương cũ bị địch tra tấn trước kia, nay tái phát lại và dần bị hoại tử , kết quả của những cơn đau ấy là ông phải bị cưa dần, cưa dần một chân , cưa cao lên đến tận bẹn . Nhìn ông , tôi không khỏi xót xa. Nhưng với những gì mà cuộc đời ông đã cống hiến, chắc chắn lịch sử sẽ không bao giờ quên.
Bài, ảnh : Hồng Loan
Còn tiếp kỳ 2 . ÔNG BỤT CỦA ĐỜI THƯỜNG .