Ngày 03/02/1967 Nhà thơ Tố Hữu viết bài Chào Xuân 67 – đã được đài tiếng nói Việt Nam phát sóng – và báo Nhân dân, Quân Đội Nhân dân đăng tải. Hàng vạn người dân Việt Nam đã được nghe mà cảm xúc dâng trào. Với tôi nhìn lại và học thuộc bài thơ ấy – tôi chú ý đến câu:
Và ở đâu? Trên trái đất này
Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay.
Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu!
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng…
Thật vậy ở cái làng Nhân Lý nhỏ nhoi thời ấy người dân nghèo lắm nhất là những gia đình thiếu vắng người cha người chồng là trụ cột. Gia đình bà Thức, gia đình bà Hoan, gia đình bà Nghinh, gia đình bà Xe. Đặc biệt là gia đình cụ Đào Thị Châu nghèo đến xác sơ (5 gia đình có chồng, con bị giặc Pháp tàn sát). Khi 5 Đảng viên đang sinh hoạt chi bộ, chúng ập vào bắt và giải ra đầu làng. Đồng thời chúng dùng loa kêu gọi mọi người đến chứng kiến – chúng đã lần lượt bắn từng người.
Mẹ Trần thị Hợp sinh 1922 quê Đại An, Vụ Bản, Nam Định là mẹ của liệt sỹ Nguyễn Văn Chưng, hy sinh 1968, cụ là người mẹ LS cao tuổi nhất của Việt Nam tính đến tháng 06/2023 là 101 tuổi. Cụ chụp ảnh cùng con gái Nguyễn Thị Tình.
Những trang vàng chói lọi, bản anh hùng ca của dân tộc không chỉ viết bằng lòng quả cảm của những người con không tiếc máu xương cho độc lập – tự do mà phía sau đó còn được tiếp sức bởi sự hy sinh thầm lặng của các mẹ VN anh hùng nơi tiền tuyến, nơi hậu phương không thể đong đếm được những nỗi đau phải gánh chịu, các mẹ là những tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, sự sống quên mình cho độc lập tự do hiến dâng cho dân tộc những người con anh hùng chắc là không thể có bút nào viết hết lên được.
Thiết nghĩ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta dù ở bất kể cương vị nào, hãy làm những gì tốt nhất, có ích nhất cho xã hội đó chính là hành động tri ân tới các Mẹ.
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh LS xin kính chúc các Mẹ Việt Nam thật nhiều sức khỏe.
Bài và ảnh: Đào Thiện Sính – 0918.793.918