Tháng 8/1984, Na tốt nghiệp về nước, chị tư Khéo bảo 2 đứa bay làm chính trị cũng phải lo về kinh tế sau này sinh con – nghĩa là chị tạo điều kiện cho 2 em một cái sạp bán hàng, sạp này cao, rộng ngay mặt tiền trước chợ – các em không cần đứng ra bán mà thuê người – vận động 2 lần Na vẫn từ chối – Ôi các em có thấy kìa mấy ông, mấy bà quan chức của tỉnh cũng có sạp, có cửa hàng, công ty nhỏ đầy ra đấy.
Một buổi ăn sáng chủ nhật chị dẫn đi chơi. Xe 7 chỗ chạy tới nơi rồi: đây là khu đất chị vừa mới sang để xây khách sạn.
- Nơi này vắng quá chị ạ!
- Đi trước đón đầu làm kinh tế phải biết mạo hiểm, 2 đứa chưa nhận ra à – cách đây 700m có biệt thự Shi ha nuo – nơi ấy sẽ được bảo tồn thành di tích lịch sử văn hoá, vua shi ha nuo tốt đấy đã cho quân đội Việt Nam mượn đất làm tuyến hàng lang vận chuyển lương thực, vũ khí. Nhưng vua cũng đa tình. “vua nào chả thế”. Biệt thự ấy một lần chị được mời đi thi phụ nữ chưa chồng, sắc đẹp tài hoa (nếu vào vòng cuối 5 người sẽ được nhà vua tuyển vào cung) – chi lọt vào vòng 10 người nhưng cố tình nói ngọng và trả lời sai câu hỏi.
- Vì sao vậy chị?
- Làm kiếp nữ tỳ khổ lắm, có chồng cũng như là không!
- Các em cười gì chị nói thật đấy. Xe quay về đến ngã 3 sông, khu nhà bị Pôn pốt giật mìn còn ngổn ngang gạch, tôn. Chị nói đây là kho, nhà ở công nhân của đội dân vận chuyển thuỷ bộ của ông Đức Phương nhà tư sản Việt Nam đóng ở đây, chị thường ra mua gạo – ông có tới 30 xe tải, khoảng 50 ca nô và thuyền ghe chở gạo từ nhiều nơi về đây tập kết dùng ô tô vận chuyển lên bán cho vùng núi Na ta ki ri – Mun đun ki ri, sau này mới biết ông là tình báo đóng giả làm tư sản để che mắt địch vận chuyển muối, gạo, đường vũ khí lên cho bộ đội ta đấy. – Chị đã liên hệ chính quyền tự bỏ tiền san lắp khu này để xây nhà lưu niệm, vườn hoa để tặng nhân dân, các em có thấy được không. Hoan hô chị tư đã nghĩ tới công lao của ông Đức Phương và đội quân vận tải thuỷ bộ những năm tháng kháng chiến gian lao và giờ đây nhân dân có nơi vui chơi, giải trí. Em sẽ về báo cáo với ban dân vận mặt trận ghi công lao của chị vào sổ vàng danh dự.
- Đừng đừng em đừng báo cáo gì hết, chị không muốn thế hơn nữa anh Thi Vong phó chủ tịch Tỉnh đã đồng ý kế hoạch chị đưa ra. – Hàng vạn chiến sỹ tình nguyện Việt Nam hy sinh cho đất nước này. Hàng vạn chiến sỹ bị thương cần được ghi tên chứ sự đóng góp của chị có đáng là bao – Những gia đình Việt Kiều ở đây tuy còn khổ nhưng tấm lòng trọn nghĩa với 2 quê Việt Nam – Campuchia.
- Nghe Phông nói hồi chị về Đức Cơ móc hàng lương thực thực phẩm từ vùng địch hậu ra vùng giải phóng giỏi lắm để cung cấp cho người dân và bộ đội? Giỏi giang gì đâu chả là khi chia tay 4 cậu năm 1973, chị về Thị trấn Đức Cơ mở tiệm hủ tiếu nhưng người dân nghèo không dám ăn, thi thoảng có khách qua đường, rồi bỗng nhiên một ngày 2 người khách đến đây ăn, họ khen và hỏi ở đây có ai cần sang lại 12ha cao su đã được 4 năm nhờ bán dùm (2 người này có vẻ giàu sang chắc là vợ chồng). Người chồng nói bán được chị sẽ có tiền bo lớn – Vậy giá bao nhiêu? Người vợ nói trên 100 lượng – Làm đồn điền và trồng cao su là nghề của chị, biết rõ giá này nếu mua được sẽ rất rẻ. Vậy ta cùng lên xe đi thăm. Ô tô chở đi 8 cây số một dải rừng cao su xanh mướt chị đi một vòng để quan sát rồi ra giá luôn. – Tôi là người từng trồng cao su giá trên 100 lượng không ai mua – Nếu 80-90 lượng tôi sẽ mượn tiền – Có chắc chắn không để chúng tôi còn làm giấy – Chốt lại là 80 lượng, ông làm giấy đi – Liệu có tin tưởng không? Hãy nhìn vào mắt tư Khéo này để làm tin.
Như hẹn 10 ngày sau cũng tại quán này chiếc xe zip hôm trước xuất hiện xem giấy tờ xong có chữ ký của tỉnh trưởng Giai Lai chị giao tiền và nhận giấy.
Tôi tên là Gang có quen thân rất nhiều sỹ quan binh lính ở các trạm từ ngã ba Hàm Rồng đến phủ Quy Nhơn nếu chị cần mua hàng tôi giới thiệu để chị qua lại thuận tiện – Chị thuê người bán hủ tiếu – đưa vợ chồng Phông vào khu 12ha cao su trông coi – Chị đi buôn chuyến. Hàng tuần 4 -5 chuyến gạo thực phẩm từ An Khê, Quy Nhơn về đây đều trót lọt nhờ có giấy giới thiệu của ông Gang. – Bộ đội đến đây mua hàng cứ 500kg chị tặng 1 bao, 50 kg, 10 chai nước mắm, 5 ký đường – Người dân chị đưa vào làm cao su trả lương hậu hĩnh rồi từ đó chị mở lại nơi đón tiếp bộ đội để nấu cơm giúp họ.
Tìm hiểu mới biết ông Gang là Trung tá quận trưởng An Khê, người từng được mệnh danh là Gang lửa – có lần gặp chị qua trạm An Khê ông đứng ở đó thấy chị ngồi trên xe ông vẫy xuống đưa vào đồn – ông nói: cao su bây giờ được chăm sóc tốt không? Ngày ấy bán cho chị để gia đình tôi lo chạy về chạy về Sài Gòn vì chiến dịch Tây Nguyên quân giải phóng hoạt động mạnh quá, vợ tôi sợ nên mới bán giá đó – thôi bán cho người đẹp chẳng tiếc gì! Cho xe về trước em ở lại tối nay vui chơi với anh được không? – Em biết anh mến em nhưng em làm kinh doanh và chồng em hay ghen lắm anh thông cảm nhé ta tạm biệt.
Nghe Phông nói chị còn có một giàn xe kéo, xe chở, nhà máy cưa hiện đại – đúng rồi đấy nhờ có ông Gang xin giấy cấp phép kinh doanh giúp mua dùm xe Deo, máy cưa nên chị đã thành công trong việc kinh doanh gỗ.
Chiến dịch Tây Nguyên chị cho quân giải phóng mượn 16 xe tải để chở vũ khí, đạn dược và lương thực, thực phẩm. Sau giải phóng số xe của chị lên tới 41 cái thêm 2 xưởng chế biến gỗ – năm 1980 chị bán hết vì nhà nước ta sắp có quy định cải tạo các nhà tư sản và xe cộ đều phải vào hợp tác xã nghiêm cấm phá rừng.
Na nói với tôi: chị Tư giỏi quá, nhanh nhạy với thời cuộc bắt kịp với thời cơ để kinh doanh, chị tư nhà mình quá giỏi.
Đào Thiện Sính – 0918793918 (còn tiếp)