Tên thật Chị là gì không ai biết nhưng vùng này người dân gọi với cái tên trìu mến chị Tư Khéo, bà tư Khéo Việt kiều.
Tổ đài tôi đi công tác đến giao lộ 19-13 (Quốc lộ 19- quốc lộ 13). Bên này là tỉnh Stung Treng, bên kia tay phải là tỉnh Krate, bên trái là Mundunkiri – rừng bạt ngàn, nhà người dân ở đây thưa thớt, gặp hai người đèo nhau bằng xe đạp – (C rop boong- Boong xa ray)/ chào anh chị – các chú cần gì ạ, chúng tôi là người Campuchia gốc Lào biết tiếng việt ạ – Thế thì tốt rồi – ở đây gần con suối nào không – các chú đi khoảng 2km vào trạm Thiện Nguyện có rất nhiều nước đấy ạ.
- Xin chào anh chị, cảm ơn anh chị
Cánh cổng mở rộng nhìn thấy chữ Việt Nam viết lên tấm gỗ (nơi đón tiếp thiện nguyện bộ đội Việt Nam). Tôi và anh Dòng bước vào cổng còn lại 12 đồng chí đặt balo, máy ở ngoài chờ – Một thanh niên bước tới – Các chú vào đây nấu cơm, nước, củi có sẵn đấy ạ. Anh Dòng ra đón 12 đồng chí, còn tôi và người thanh niên đi vào trong. Tôi quan sát sao nhiều nhà thế toàn lợp bằng cỏ tranh, lá rừng, duy nhất có một ngôi nhà 1 lầu, 1 trệt làm bằng gỗ lợp tôn. Hai người phụ nữ ra đón, chào các chú bội đội Việt Nam, tay mang theo cái xoong – Nào các chú ăn bao nhiêu đổ gạo vào đây chúng em nấu chỉ 30 phút là có cơm canh đầy đủ. – Bây giờ các chú vào các căn chòi kia nghỉ, tắm giặt ở gốc cây thốt nốt nơi ấy có hồ nước.
Lâu ngày trên đường thiếu rau, nay có canh, rau sống chúng tôi ăn thoải mái. Gần kết thúc bữa năn, hai phụ nữ đưa vào nước dừa, trái cây và một người phụ nữ dáng vẻ thanh cao – các cậu cứ ăn uống ngủ nghỉ thoải mái, trạm thiện nguyện chỉ thu gạo còn tất cả miễn phí – nghỉ ở đây bao nhiêu ngày cũng được. Người thanh niên bước vào giới thiệu: Đây là chị Tư Khéo đại diện cho khu nhà này. – Chúng tôi đứng dậy bắt tay chị và nói lời cảm ơn.
- Các cậu là lính thông tin cơ yếu phải không? – Vậy lần thứ hai trạm được đón tiếp những chiến sỹ thông tin cơ yếu. Đã sắp đến giờ liên lạc. Chúng tôi triển khai mắc Ăng ten – Cây thốt nốt kia và cây cau kia đợt trước cũng có một tổ đài 15W vào đây mắc Ăng ten và làm việc.
Tác giả: Đào Thiện Sính (thời trong quân ngũ)
- Một ngày đã trôi qua được gia đình chị Tư đón tiếp chân tình, nồng nhiệt – đồng chí Minh Tiến cơ yếu đã dịch bức điện vừa nhận với nội dung: 7 ngày nữa các đồng chí có mặt tại bến ca nô Cần Ché.
Tối đến tôi nhờ người thanh niên dẫn di dạo xung quanh vườn – Vườn rộng quá Mi Phong ơi!. – Dạ cũng tới 10ha – Mi Phông làm việc ở đây đã lâu chưa? – Cũng được 6 năm. Ở khu đất trống thấy thắp bốn ngọn đèn dầu – Này Phong ơi 3 người kia đang làm gì?. Dạ chị Tư dạy võ cho 2 con trai, chả là chị quê gốc Bình Định. Tôi đi men theo hàng cây rồi dừng lại quan sát thấy đường quyền chị làm mẫu cho con sao mà dẻo, điêu luyện quá. Sáng hôm sau tôi dậy sớm thấy chị đang đấm bao cát, dừng lại chị hỏi: Tối qua cậu ngủ có ngon không? Dạ ngon lắm ạ.
Từ đây đến Krate đi mất 3 ngày còn lại chúng ta ở đây hay tiếp tục đi – 10 đồng chí đưa ra ý kiến nên ở lại vì ở đây thuận tiện và nhiệt tình. Anh Dòng nói chúng ta cần phải đi chứ ở lại lâu ngày cái chân cái tay nó sinh bệnh lười. Tôi quyết định sáng mai tiếp tục hành quân và báo với chị Tư. – Nếu việc cần phải đi ngay chị không dám giữ, nếu thư thả cậu nên cho anh em nghỉ ít ngày đừng có ngại.
Trái cây, đường thốt nốt, xôi nếp 14 túi đã có sẵn, chị Tư tặng. Chúng tôi bắt tay từng người trong gia đình chào tạm biệt. Trên đường đi đồng chí Lò Văn Ngốn, dân tộc Thái quê Thanh Hoá nói: Nếu được ở lại trạm thì chỉ vài ngày nữa tôi sẽ tán được một em. Cậu liệu hồn – Bây giờ em còn hồn nào nữa đâu, hồn của em đã nhập vào trạm của chị Khéo. Cả đoàn cười ồ…..
Do đi lại vài lần nên chúng tôi không cần vào trạm giao liên xin dẫn đường mà tự đi, cây số chỉ đường… Thị xã Kratie 1km, anh Dòng ơi ta nên cho anh em đóng quân tại đây, khu rừng này tuyệt vời lắm lại gần con suối – Tôi phân ra làm 3 ca: một ca ngủ, một ca đi chơi, một ca làm việc. Hai tối tôi cùng bốn đồng chí đi chơi ở bến Ca nô tình cờ gặp một bác Việt Nam đang câu cá, qua vài phút xã giao – tôi tên là Xuyên năm nay 60 tuổi Việt kiều ở đây và trong hội Việt kiều của thị xã này, nếu đông thì chúng tôi không dám, nếu từ 25-30 người thì tôi dẫn nào trụ sở của hội gần đây ở ăn nghỉ – Chúng tôi theo chân bác bước vào khu văn phòng hội, quan sát một lúc chúng tôi đồng ý – Đồng chí Nghệ ra đón anh em còn tôi xem xung quanh nơi này chỗ nào mắc được Ăng ten. Tối đến khi nói chuyện bác Xuyên hỏi: Các chú từ tỉnh nào tới đây? – Dạ! từ Stung treng. À thế thì phải qua trạm Bà Tư Khéo. – Sao bác biết bà Tư. – Chúng tôi cùng ban chấp hành của hội nên quen biết nhau từ lâu lắm rồi.
- Ba tháng sau chúng tôi lại qua đây – Tôi bước vào trạm, một người phụ nữ đồng chí bộ đội có bao nhiêu người – Dạ 14 người ạ – Kia là 3 phòng ngủ. – Các đồng chí chỉ đóng gạo còn nấu nướng chúng tôi ủng hộ. – Xin cảm ơn ạ! – Cho tôi hỏi bác Xuyên?
- Bác Xuyên mấy ngày nay bận việc gia đình à mà có chuyện gì có chuyện gì đồng chí cứ trao đổi tôi sẽ truyền đạt lại. – Chả là cách đây 3 tháng bác Xuyên có kể về câu chuyện chị tư Khéo nghe hấp dẫn quá nhưng mới chỉ được phần đầu. Chị Tư Khéo: Tôi hơn chị tư 4 tuổi hồi ở Stung Treng chúng tôi chơi thân với nhau. Chị làm thuê cho tiệm hủ tiếu Mã Trúc, chị đẹp, nhanh nhẹn nên ông chủ hay quan tâm bị bà xã ghen. Được khoảng gần 2 năm càng ngày chị tư càng xinh, thuỳ mị, kín đáo nên đã lọt vào mắt của một ông khách khá sang trọng đưa về đồn điền của ông, sau đó họ nên vợ chồng. A bác Xuyên đã về, chào các đồng chí. Mình về bao giờ – vừa về đến nhà tôi ra đây ngay, công việc thế nào – tạm ổn. – Bây giờ bà về nhà để tôi trực thay.
- Hai bác có mấy anh chị em ạ. – Bốn đứa lớn cả rồi nhưng hàng ngày chỉ đi câu cá hoặc ai có việc gì mướn thì đi làm thuê. Hàng trăm gia đình việt kiều ở đây đều trong hoàn cảnh ấy. Tôi gợi ý, bác Xuyên kể tiếp: Chị Tư cuộc đời tuổi thơ khổ lắm đấy chẳng biết ba má mình là ai, lớn lên cùng với gầm cầu, xóm chợ nhưng được cái khoẻ mạnh nhanh nhẹn và võ thuật giỏi lắm nên có một người phụ nữ rủ đi làm ăn ở xa…. Đến Stung Treng – Chị là người yêu nước thương bộ đội Việt Nam, chị là người đóng góp cho hội Việt kiều nhiều nhất, kia là biểu đồ hoạt động của hội:
- Danh trang ++++
- Tư Khéo ++++
- Trọng Đức ++++
Xem xong tôi thốt lên chị Tư mỗi năm đóng góp giúp bộ đội Việt Nam và việt kiều tỉnh này hàng chục tấn gạo, trái cây củ quả, giúp đồng bào vùng này 40 căn nhà lá tổng diện tích 1600m2. – Hàng ngàn bộ đội vào trạm được chị chăm sóc. Thật nhiệt tình thật chu đáo.
Ngày 27/1/1973, hiệp định Pari được ký kết bộ đội Việt Nam đã trở về biên giới Việt Nam – Campuchia từ Kon Tum đến Kiên Giang. Tháng 5/1973 Khơ me đỏ xua đuổi Việt kiều lúc này đơn vị chúng tôi đang ở khu vực gần Tây Ninh giáp với quốc lộ 7 đoạn Kret, tôi hỏi đồng chí Thìn, Thìn là người Việt Kiều sinh ra ở Krate – Thìn vào đơn vị từ 1970 làm tiếp phẩm chạy xe máy qua lại trên đất bạn để tìm nguồn hàng nên rất quen đường ngang lối tắt. Dạ nếu đi đường quốc lộ 13 mất 6 tiếng – nếu đi đường mòn mất hơn 3 tiếng. Tôi báo cáo thủ trưởng Huỳnh Mai, ông mừng lắm và đồng ý ngay bởi trước đây khi bệnh nặng đã từng ở trạm Bà Tư Khéo – Các cậu đi mấy người? – Dạ em với Đỗ Thìn – nên đi 4 người, tình hình ta và bạn đang có những diễn biến phức tạp. Sáng hôm sau bốn chúng tôi lên đường bằng xe máy, mang theo đồ nghề sửa xe, xăng dự phòng và có cả săm xe. Sau hơn 3 tiếng chúng tôi đã có mặt tại trạm bà Tư Khéo. Chúng em chào chị Tư – chị chào trưởng đài và 3 cậu. Tôi cười chị ơi chị ơi bây giờ em mới được lên chức thăng quân hàm – Cấp C hay cấp D. – Dạ cấp trung đội thôi ạ. Nhìn nét mặt chị buồn: hơn 3 tháng nay không thấy bộ đội qua đây, chị nhớ quá và tháng trước có mấy ông Khơmeđỏ đến yêu cầu những người Việt Nam phải về Việt Nam. – “Nếu cố tình trong một tháng nữa chúng tôi phải thực hiện theo lệnh của Ăng ka” chị lo quá hơn nữa chồng chị 1 năm nay không tin tức gì. Nếu phải dời khỏi đây chị tiếc ơi là tiếc. – Tháng trước chị cho công nhân nghỉ hết rồi chỉ để lại vợ chồng Phông vừa làm bảo vệ, vừa làm lái xe ở lại. Chúng em thấy việt kiều kể Khơme đỏ xua đuổi thẳng tay, trên đường chạy về bọn chúng còn ngang nhiên cướp của. – Vậy các cậu góp ý cho chị:
+ Giấy tờ về đồn điền này chị phải mang theo – Chị đã bí mật gửi người bạn thân chuyển về Việt Nam rồi nhưng tiếc lắm các cậu ạ. Mấy chục năm ở đây lam lũ khổ sở mới gây dựng được khu này đẹp rộng hơn 10ha. – Thôi đừng tiếc nữa còn người là còn tất cả. Xe ô tô có sẵn lái xe chở chị và các cháu đi đi ngay. – Bọn Khơme đỏ bây giờ khác trước nhiều. Vậy các cậu giúp chị chuyển đồ lên xe chúng ta sẽ rời đây ngay trong đêm nay.
Xe đã chất đầy chúng tôi ra ăn cơm, đủ các loại thức ăn, có cả rượu quý nhưng chỉ nhấm nháp qua loa chẳng ai muốn ăn. – Chị kêu vợ chồng Phông ra canh chừng ngoài cổng rồi chị dẫn chúng tôi đi dạo quanh khu đồn điền lần cuối. – Được một đoạn chị khịu xuống chúng tôi phải khênh ngay vào nhà kêu vợ Phông mang dầu đến để xoa. – Chị đã tỉnh và nói: cả tháng nay chị ngủ không ngon, vừa lo cho chồng, vừa tiếc công tiếc của.
7h tối vùng này rừng xanh bao la chúng tôi quan sát không thấy ai qua lại xe chúng tôi bắt đầu chuyển bánh, xe ô tô chạy trước chúng tôi bám theo sau. Đi đến ngã ba 2 xe chúng tôi vượt lên chặn đầu xe. – Cả đoàn 5 người bước xuống, chúng tôi bắt tay nhau lưu luyến tạm biệt. – Chị khóc: bốn cậu là những bộ đội cuối cùng chị gặp tại đây, liệu còn gặp lại nữa không các cậu? Bịn rịn chia tay nhau, xe chị đi một hướng còn chúng tôi đi theo hướng khác.
Cái miền Đông Bắc sao xa thế
Để nhớ cho nhau… một tấm lòng
Bài và ảnh: Đào Thiện Sính – 0918793918
(Còn tiếp phần sau.)