Stung treng được mệnh danh là thủ phủ Đông Bắc Campuchia – diện tích 11.092km. Gồm 06 huyện và thị xã. Năm 1970, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tôi đã xa Stung treng và cứ nghĩ không bao giờ gặp lại. Thế rồi mùa xuân 1979, trong đoàn quân tiến về Stung treng tôi đã may mắn gặp lại cảnh cũ người xưa, niềm vui dâng trào, bài thơ “Trở lại Stung treng ra đời đã vào bản tin tiền phương quân khu 5 được hàng vạn chiến sỹ tình nguyện Việt Nam và nhân dân Campuchia đón nhận:
Tưởng đâu ly biệt vùng này
Chín năm ta lại về đây với mình
Vẫn dòng sông, vẫn dừa xanh
Vẫn hàng xoài rợp đất mình Tung Treng.
Khổ nhiều nên dễ thân quen
Đau thương em lại đứng lên làm người.
Việt Nam anh đến đây rồi.
Đón anh như đón bầu trời tự do.
Strung Treng dấu ấn của cuộc đời tôi cũng như hàng vạn chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu hy sinh cứu dân tộc Campuchia qua nạn diệt chủng. Thị Xã Stung Treng nằm ngay ngã ba sông nơi hội tụ của dòng Xê kong và Mê kong. Một con đường chạy vòng cung song song với dòng sông ôm lấy thủ phủ Đông Bắc. Dưới sông là dòng thác chảy quanh năm, mùa mưa thác gầm gào – mùa khô nước tung lên trắng xóa, chúng tôi thường ra đây tắm giặt và gánh nước về dùng. Các con đường ở Thị Xã đều phủ màu xanh của dừa, mít, xoài….. Làm cho không khí trong lành. Từ Km số 0 đến km số 4 là quốc lộ 19, nơi đại bản doanh của tiền phương Quân khu 5 – con dốc thoai thoải uốn lượn chạy về thị xã.
CCB Đào Thiện Sính thời trẻ (tác giả cung cấp)
Stung treng trong tôi là những đồng đội bị thương phải vào điều trị tại quân y viện 21 do Pôl Pốt bắn tỉa vướng phải mìn. Những chuyến xe chở thi hài quân tình nguyện từ Prat vi Hia – từ Ôt đô miên chay, đều qua thị xã Stung treng để về Nghĩa Trang Đức Cơ – Gia Lai. Do đường ổ gà – ổ voi qua sông qua suối nhiều lần nên thời gian kéo dài nên thi hài bị bốc mùi. Những chiến sỹ lái xe – hộ tống chúng tôi thường gặp các đồng chí nói rằng: Nhiều thi hài bục ra phải thay túi ni lông lại, chúng tôi tắm rửa cho đồng đội, càng thấy thương đồng đội của mình nhiều hơn.
Stung treng trong tôi tận mắt thấy 4 khu vực người dân đủ mọi lứa tuổi vô tội bị hành quyết, nhìn xương của họ trắng xóa ở những khu rừng. Strung treng là bộ máy chính quyền (từ năm 1979-1983) đã thiếu lại yếu bởi sau hơn 3 năm ly tán họ trở về quê hương lấy đơn cử một gia đình 4 người chúng cho đi 4 ngả – người dân các Phum Sóc ly tán khắp nơi liệu bây giờ dám tin ai đây. 23 tỉnh thành khác cũng giống tỉnh Stung Treng, sự lựa chọn cán bộ là quá khó, theo chỉ đạo của trên các tỉnh đều phải thành lập ban cán sự – nhưng với Strung treng đã hơn 1 năm mới tìm được 4 người có rõ nguồn gốc chạy từ Việt Nam về. Đó là Thoong Bai, làm bí thư – Khăm xu Nip làm tỉnh đội trưởng – bà Keo lay làm chủ tịch Phụ nữ tỉnh – Ông Khăm tư làm chủ tịch tỉnh. Chỉ 4 người được lựa chọn nhưng họ là người dân tộc Gốc Lào trình độ lớp 1, lớp 2 nhưng được tiếp xúc với Việt Nam nên họ đã thông thạo tiếng việt.
Với Stung Treng năm 1980 chỉ còn 10.000 dân (trước 1975 là 56.000 người). Hơn 10.000 may mà chạy sang Việt Nam và ở các trại tập trung còn sống xót trở về không giấy tùy thân, không nhà cửa, quân đội nhân dân Việt Nam phải tổ chức chia gạo – các nhu yếu phẩm cứu họ rồi làm nhà, mái lợp, là những tôn, giấy dầu chở từ Việt Nam sang nhưng gỗ rừng bao la nên chỉ 6 tháng Stung treng đã có 500 căn nhà tạm cho dân. Xuống các huyện nhìn người dân ở lẫn lộn đông đúc trong chùa chiền, gầm cầu, gầm cống. Chẳng biết ai làm gì trong hơn 3 năm ở đâu – người là lính Pôl Pốt, người là lính Sê rê ka…thật là vô cùng phức tạp. Bộ đội Việt Nam đã phải chở hạt giống, lúa, đậu bắp – từ Chăm pa sak của Lào cũng chở mọi nhu yếu phẩm cho bạn kết nghĩa. Stung treng 4 tháng mưa dữ dội / 5 tháng mùa khô oi ả khó chịu/ 3 tháng thời tiết giao mùa. Dù nắng hay mưa quân tình nguyện Việt Nam vẫn phải căng ra để truy quét tàn quân Pôl Pốt – cứu đói đảm bảo an ninh cho dân mặc dù máu xương của những người lính tình nguyện vẫn đổ xuống đất này. Đa số người dân còn rất sợ Pôl Pốt quay trở lại, họ sống chập chờn, giật mình không yên giấc – các bạn đừng lo hãy tin vào Việt Nam chúng tôi luôn bên cạnh giữ yên bình cho các bạn đây. Và họ đã thật sự biết ơn – đa số người dân thường nói Việt Nam sinh ra chúng tôi lần thứ 2.
Bài và ảnh: Đào Thiện Sính
Còn tiếp phần 2