Là những câu chuyện của người lính tình nguyện Việt Nam với cô gái Campuchia, họ cùng nhau vượt qua gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Với người thanh niên Việt Nam vì nhiệm vụ quốc tế cao cả của Đảng. Với cô thiếu nữ Campuchia là tình yêu quê hương đất nước, hàng ngày họ luôn sát cánh bên nhau để trưởng thành qua mỗi chặng đường.
Bên dòng Sê Xan tháng 04/1970, chàng trai 24 tuổi còn cô gái tuổi đang độ trăng tròn.
….Chòng chành con sóng lao xao
Mái đầu em đã ngã vào lòng anh
Miệng cười ánh mắt chân thành
Trái tim thổn thức đập nhanh trên dòng
Em vui đôi má ửng hồng
Anh say vì được thoả lòng ngắm hoa….
Đây là câu chuyện của một người lính tình nguyện Việt Nam ở tỉnh Stung Treng (Campuchia). Anh có tới 10 năm giúp bạn – đã để lại mối tình trong trắng hồn nhiên của người phụ nữ gốc Lào.
Chị Keo Lay là Ủy viên ban cán sự, phụ trách hội phụ nữ tỉnh, giỏi tiếng Việt, chị kêu tôi là cậu bởi chị hơn tôi hàng chục tuổi. Có lần chị hỏi: Cậu đã có vợ chưa? – Tôi vừa cười vừa nói: Dạ chưa.
Đúng rồi cậu mải mê đánh giặc và lại khỏe mạnh, xinh trai thì cứ từ từ. Độ 2 tháng sau chị mời tôi đến văn phòng hội và giới thiệu: Đây là Bun Na – làm ở Hội phụ nữ Siêm Pọt, chị điều về đây làm chánh văn phòng. Bun Na giỏi tiếng việt nhưng không biết viết chữ Việt, vậy lúc nào rảnh cậu đến đây dạy cho em nó.
Bun Na đã nhận ra tôi
– Anh Sinh, anh Sinh có phải không?
– Chị Keo Lay: Ồ thế hai đứa quen nhau từ khi nào?
– Bun Na không để ý tới câu hỏi của chị, cứ ôm lấy tôi vừa khóc vừa, cười, nói, còn tôi sững sờ chưa biết chuyện gì.
– Bun Na: Anh chưa nhận ra em sao. Bun Na, Bun Na của anh đây.
Sau 10 năm gặp lại (1970-1980) chàng trai 34 tuổi, còn em 26 tuổi
Mười năm rồi nỗi nhớ cứ chồng chất kết thành dòng cảm xúc mãnh liệt
Bây giờ em lớn rồi, khác xưa nhiều quá càng thấy em xinh – tôi bâng khuâng trước người con gái ở bến đò xưa lúc ấy 16 tuổi, bây giờ là 26 tuổi phải không em.
Em nhắc lại cái đêm 29/04/1970. Hình ảnh anh, tiếng nói anh, em không thể nào quên – tấm hình chúng mình chụp chung em vẫn giữ.
– Còn anh (con sóng vẫn nhớ bờ/ Không làm sao quên được)
– Na vuốt nhẹ lên mái tóc của tôi rồi âu yếm: Đêm ấy chúng mình thao thức cứ buồn buồn muốn khóc, ngã vào lòng anh thế mà sương vẫn làm em ướt cả mái đầu “Bàn tay em gia tài bé nhỏ
Em trao anh cùng với nụ hôn nồng”
Chiến tranh loạn lạc em may mà trốn sang Việt Nam được người dân khu biển hồ – Play Ku cưu mang giúp đỡ – em biết thêm tiếng việt – em lớn lên bằng củ mì, trái bắp – ân tình ấy suốt đời không thể nào quên. Tôi khuyên em bây giờ đã là chánh văn phòng của phụ nữ tỉnh cần phải học và công tác thật tốt xứng đáng với xương máu của quân tình nguyện Việt Nam. Tôi đã xếp lịch dạy chữ Việt cho Na vào những buổi tối và cả vào chủ nhật hàng tuần. Hơn một tháng em tiếp thu khá nhanh nhưng hay nũng nịu, mộng mơ.
MÀU CỦA PÔL PÔT
Chúng tôi đang đánh bóng chuyền trước cổng đoàn chuyên gia, Bun Na đi qua xin chào cả thảy các anh nhé. Trái bóng được tạm dừng – anh Sinh sáng mai chủ nhật sang em nhé, em nói – Nói luôn đi nào – Không được chỉ nói anh nghe, mọi người cười ồ……sợ lộ bí mật phải không, Dạ không có gì là bí mật cả – Chào các anh Na về.
Tôi sợ có đều gì nên 21h sau khi sinh hoạt đơn vị tôi đến nhà Na – Chả là cái tủ quần áo nó bị ọc ạch sáng mai anh sửa lại – Bây giờ anh làm luôn – Làm gì có đủ ánh sáng mà làm – Mắt anh tinh lắm, từng đi trong rừng ban đêm quen rồi. Em thích bây giờ vợ chồng mình tâm sự.
Sáng chủ nhật đi qua tổ quân khí, tôi mượn búa, tuvit, kìm. Anh ăn hủ tiếu, uống cà phê đã, Hủ tiếu của người Hoa, bà Huỳnh nấu nổi tiếng.
Quần áo đưa ra 2 cây sào phía sau nhà, chiếc tủ cũ đúng là ọc ạch thật, tôi quan sát một lát, thôi thôi không sửa nữa anh có cách rồi. Ta ra đơn vị pháo binh – Để làm gì? Thì em cứ ngồi lên xe đạp anh chở đi. Để em cầm lái, 5km vượt qua 2 quả đồi – Chào các đồng chí!. Hôm nay chủ nhật anh chị không ở nhà tâm sự? Chắc có việc gì? – Cho tôi gặp anh Phạm Triều – Chào anh chị Na – Sinh, tôi giới thiệu với Na đây là anh Phạm Triều, đồng hương xã Hồng Hưng, Gia Lộc, quê ngoại của anh – Xin chào đồng hương – Chả là bà xã mình có cái tủ đã hư nên hôm nay ra đây xin cậu mấy vỏ thùng đạn gỗ về ghép – Ôi tưởng gì: Anh chị vào đây ăn sáng đã rồi có hết.
Chiếc xe tải đã đứng trước doanh trại 2 chiến sỹ khênh ra cái tủ cao, to – Đây là cái tủ cũng làm bằng gỗ còn dư anh chị mang về dùng nhé. Na reo lên đẹp quá các anh ơi!…Mời anh chị đưa xe đạp lên xe cùng về. Triều cười nói anh Sính về còn chị Na ở lại ở lại tối nay đơn vị tổ chức văn nghệ – Em còn phải về sắp xếp đồ đạc nếu được tham gia văn nghệ thì tối em ra – Tôi nói đùa thế thôi chứ chị ở lại thì anh Sính phát điên – Anh chị về nhé nhớ 7 giờ tối nay xe sẽ đón anh chị. Chiếc tủ đã được đặt vào cuối giường Na. Na xếp quần áo vào – Na ơi! Quần áo của em đủ các loại màu nhưng anh nhìn không thấy bộ nào màu đen. Màu đen, màu đen…. màu của Pôl Pốt, em câm thù nó vì màu đen mà cả dân tộc Campuchia bị diệt chủng. Nếu quần áo có rách em vá lại chứ không bao thèm mặc quần áo màu đen. – Em có cực đoan không?
– Em không cực đoan mà chỉ có đoan trang
DÙNG LỜI HÁT ĐỂ THUYẾT PHỤC LÍNH PÔL PỐT
Chúng tôi đi công tác trên đường vào huyện Tha La nhìn thấy một tốp lính Pôl Pốt – dừng lại, nấp vào một gốc cây quan sát. Bọn chúng đang chỉ trỏ có thể đang tìm đường chạy trốn – tôi bảo Bun Na nấp ở đây. Anh tiếp cận bọn chúng rồi quăng cho nó một trái lựu đạn – Na: khoan đã anh, hình như chúng đang chạy trốn.
- Na nói với tôi để em ra thuyết phục bọn nó – Như vậy có mạo hiểm không? Không sao đâu anh, bọn này chắc đang bỏ trốn – Na cải trang mặc cái xà rông rộng rồi úp cái mũ mềm vào bụng giục tôi anh lấy khăn rằn thắt cho em, như vậy bụng Na đã to giống như người có bầu, tôi lấy tay quẹt xuống đất rồi dí vào trán và má cho em, Na đi thẳng tới chỗ bọn lính vừa đi vừa hát, tôi nhìn thấy 8 tên lính mặc quần áo đen mỗi thằng một khẩu súng nhưng không có balo. Tôi luồn rừng bám theo từng bước đi của Na cũng rất hồi hộp. Tám tên lính quây lấy Na, Na vẫn tiếp tục hát, mấy tên lính hỏi: Mày có biết đường đi vào Thôn Phôn không? – Các anh vào đó làm gì? – Chúng tôi chạy trốn Ăng Ka. – Vậy các anh muốn chạy trốn thì đi theo tôi nhưng với điều kiện bỏ hết vũ khí xuống vệ đường rồi tôi dẫn các anh đi – Mấy tên lính nghe chừng đã mệt mỏi, đói khát – Các anh chán theo Ăng Ka rồi phải không? – Đúng rồi . Vậy các anh theo tôi.
8 tên lính ngoan ngoãn vứt vũ khí xuống vệ đường. Vậy bây giờ các anh muốn tham gia quân giải phóng của mặt trận cứu nước hay về quê tôi đều có cách giúp các anh. 9 người cùng đi, Na tiếp tục cất giọng hát. Tôi luồn rừng tới nơi 8 khẩu súng ở đó. Tôi lấy quăng vào sâu hơn rồi tiếp tục chạy theo tốp người. Tôi giơ súng lên nói rằng: Các anh đầu hàng sẽ được sống, nếu chống lại tôi sẽ bắn – 8 tên thấy tôi xuất hiện mặt tái méc. Na nói không sao đâu đây là anh bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp chúng ta tiêu diệt Pôn Pốt mang lại hoà bình yên vui cho dân tộc. Các anh cứ tiếp tục đi cùng chúng tôi.
Từ xa đã nghe tiếng ô tô càng ngày càng gần – Na ra giơ tay chào và giới thiệu đây là tóp lính Pôl Pốt trốn chạy, chúng tôi vận động, chúng đã nghe theo bây giờ bàn giao lại cho các anh. Từ trên xe nhảy xuống các chiến sỹ của ta đã đưa chúng lên xe. Tôi nói hãy chờ còn 8 khẩu súng nữa, khoản 5 phút sau tôi cùng một đồng chí bộ đội quân khu 5 lấy ra 8 khẩu súng. Đồng chí chỉ huy xin cảm ơn 2 đồng chí đã bắt được tù binh và một tháng sau báo tiền phương quân khu 5 đã đăng bài: “Dùng tiếng hát để thuyết phục lính Pôl Pốt”
Bài và ảnh của Đào Thiện Sính – 0918793918